Bệnh nướu răng (viêm nha chu) có thể làm tăng huyết áp
Một nghiên cứu mới đây cho thấy: Nướu bị đỏ, đau hoặc chảy máu đều có thể gây ra huyết áp cao. Và đây có thể là một lý do thuyết phục khiến cho mọi người luôn giữ những cuộc hẹn (đáng sợ) với nha sĩ.
Do đó khi các nhà khoa học ở Anh xem xét 81 nghiên cứu bao gồm hơn 250.000 người, họ đã phát hiện ra những người mắc bệnh nướu (viêm nha chu) dạng trung bình thường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 22%, còn đối với những trường hợp bị bệnh nướu răng nghiêm trọng thì nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 49%.
Trên thực tế, sức khỏe răng miệng có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe tổng thể nói chung. Tuy nhiên mọi người thường bỏ qua việc chăm sóc này bởi vì nghĩ rằng chúng không quan trọng. Nhưng nhiều bằng chứng cho thấy việc chăm sóc răng và nướu cũng quan trọng như quản lý các rủi ro sức khỏe khác, Tiến sĩ Francesco D'Aiuto, người đứng đầu đơn vị nha chu tại Viện Nha khoa Eastman của Đại học London giải thích.
“Các dấu hiệu thường thấy của bệnh nướu răng (viêm nha chu) là nướu dễ dàng bị chảy máu, nướu đỏ và sưng, hôi miệng dai dẳng và miệng mất vị giác, nướu đã kéo ra khỏi răng, răng vĩnh viễn bị lỏng hoặc bị tách, răng không khít khi bạn cắn....”
Trong số những người bị viêm nha chu, huyết áp tâm thu (số trên cùng) cao hơn 4,5 mm Hg và huyết áp tâm trương (số dưới cùng) cao hơn trung bình 2 mm Hg so với những người không bị bệnh nướu, các nhà nghiên cứu nhận thấy.
Và trong 5 nghiên cứu được phân tích, họ phát hiện ra huyết áp đã giảm khi viêm nha chu được điều trị. Bên cạnh đó, huyết áp của những bệnh nhân được điều trị bệnh nướu răng cũng giảm.
Tuy nhiên điều mà D'Aiuto đang thắc mắc là liệu điều trị viêm nha chu có thực sự là nguyên nhân gây giảm huyết áp hay không, bởi vì nghiên cứu không chứng minh được mối liên hệ nhân quả (nguyên nhân và kết quả).
Nhưng ông nghĩ rằng việc đánh răng chưa đúng cách và tích tụ vi khuẩn quanh răng, là nguyên nhân gây ra chảy máu nướu cũng như bệnh về răng, qua đó có thể làm tăng tình trạng viêm của cơ thể và gây tổn thương mạch máu. Bên cạnh đó, một số các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc và béo phì cũng đóng một tác nhân dẫn tới tình trạng này.
Do đó D'Aiuto cho rằng mỗi nha sĩ nên thông báo cho bệnh nhân của họ về mối liên hệ tiềm năng và nguy cơ phát triển của bệnh tăng huyết áp.
Ngoài việc đưa ra lời khuyên về vệ sinh và điều trị nha khoa tốt, các nha sĩ nên khuyên bệnh nhân kiểm tra huyết áp với bác sĩ chăm sóc chính của họ.
Mặt khác D'Aiuto nghĩ rằng: Đối với những nghiên cứu trong tương lai, các chuyên gia nên xem xét ảnh hưởng của việc điều trị bệnh nướu răng đối với huyết áp. Nếu vấn đề này được chứng minh là đúng, thì bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ việc quản lý bệnh nướu răng.
Mặt khác nhóm nghiên cứu phát hiện ra một bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa viêm nha chu và tăng huyết áp ngày càng tăng, cùng với tình trạng xơ cứng động mạch.
Hiện nay, hơn 50 nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa viêm nha chu - nguy cơ mắc bệnh tim, và mối liên quan giữa mất răng - đột quỵ, tử vong do tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân, ngày càng tăng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được liệu bệnh nướu răng là một dấu hiệu hoặc tác nhân trung gian.
"Nếu đây là nguyên nhân, các sự liên kết này sẽ có tầm quan trọng lớn vì khả năng ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh nha chu có thể làm giảm huyết áp, cũng như giảm nguy cơ các biến cố tim mạch bất lợi lớn, nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Tuy nhiên việc thực hiện thêm nhiều nghiên cứu là cần thiết, nhằm cải thiện sức khỏe răng miệng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim và mạch máu hay không.
“Một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng bao gồm đánh răng đúng cách, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, kiểm tra răng miệng định kỳ, từ bỏ các thói quen gây hại (hút thuốc, uống rượu, sử dụng trà, cafe)...”
Theo thông tin từ Steven Reinberg - Phóng viên HealthDay