Bệnh Nhược Cơ

Bệnh Nhược Cơ

Bệnh nhược cơ là gì?

- Nhược cơ có tên gọi khác là yếu cơ và tên tiếng Anh là Myasthenia gravis, là một căn bệnh tự miễn. Nguyên nhân gây ra bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Xinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn đến tình trạng yếu mỏi cơ. Điều này làm cho cơ mắt, mặt, cổ họng, cánh tay... yếu và mệt mỏi. Khi bị nhược cơ, tình trạng yếu cơ sẽ xảy ra nhiều nhất trong 3 năm đầu, sau đó bệnh sẽ tiến triển chậm dần.

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn

Những ai thường mắc phải nhược cơ (yếu cơ)?

- Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, nhược cơ phổ biến ở những phụ nữ dưới 40 tuổi và nam giới trên 50 tuổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhược cơ là gì?

- Nguyên nhân thứ nhất:

Là do trong cơ thể người mắc bệnh xuất hiện các tự kháng thể phá hủy các thụ thể acetylcholin (Ach). Dẫn đến, các thụ thể này không gắn được vào màng sau xinap và không thể dẫn truyền xung động thần kinh tới cơ, làm cơ bị yếu lực.

- Nguyên nhân thứ hai:

Là trong cơ thể người mắc nhược cơ xuất hiện các tự kháng thể kháng lại enzym kinase đặc hiệu cơ, dẫn đến ACh sẽ khó được biệt hóa và hình thành.

- Nguyên nhân thứ ba:

Là do u tuyến ức gây ra tình trạng hệ miễn dịch của người bệnh trở nên mẫn cảm. Khi tuyến ức phát triển mạnh sẽ tự sản xuất ra các kháng thể chống lại các thụ thể Ach.

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhược thị.

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhược thị.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác có thể tăng khả năng mắc bệnh:

- Có u tuyến ức.

- Bị bệnh truyền nhiễm.

- Đang điều trị bệnh tim mạch và huyết áp cao.

- Có ba hoặc mẹ bị nhược cơ.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh nhược cơ là gì?

- Ở giai đoạn mới phát bệnh, các triệu chứng nhược cơ thường nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ quan ở giai đoạn này). Tuy nhiên theo thời gian, các triệu chứng khởi phát nặng hơn, xuất hiện thường xuyên hơn và thêm các triệu chứng mới. Sau đây là các triệu chứng thường gặp ở căn bệnh trên:

- Sự yếu và nhược cơ: các khối cơ trở nên yếu dần đi và không còn linh hoạt như trước nữa.

- Cơ mi và cơ ngoài mắt yếu: sụp mí mắt, nhìn đôi.

- Yếu cơ mặt: cơ mặt trở nên không linh hoạt như bình thường và việc cử động cơ mặt gặp nhiều khó khăn.

- Nói giọng mũi hay nói khó nghe, nói ngọng.

- Khó nuốt: ăn uống cảm thấy khó khăn và dễ bị nghẹn.

- Tổn thương các cơ ở tay chân và thân thể.

- Suy hô hấp.

Điều trị bệnh nhược cơ 

- Không có thuốc đặc trị để điều trị bệnh nhược cơ. Các loại thuốc được sử dụng chỉ làm cho triệu chứng bạn đang gặp phải thuyên giảm. Một số loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:

+ Neostigmine.

+ Pyridostigmine.

+ Prednisone.

+ Azathioprine.

+ Cyclosporine hoặc Mycophenolate Mofetil.

Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh nhược cơ.

Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh nhược cơ.

- Nếu nhược cơ khiến bạn gặp khó khăn trong việc hô hấp, bạn sẽ được dùng các thiết bị hỗ trợ.

- Các phương pháp khác dùng để điều trị nhược cơ đó là tách kháng thể khỏi huyết tương và dùng immunoglobulin liều cao để điều trị.

- Ở liệu pháp tách kháng thể khỏi huyết tương, các tế bào hồng cầu và bạch cầu sẽ được tách ra khỏi huyết tương. Sau đó, các tế bào máu không có huyết tương sẽ được đưa trở lại vào trong cơ thể.

- Ở liệu pháp dùng immunoglobulin liều cao, bác sĩ tiêm protein (chất hệ miễn dịch thường sử dụng để tấn công các loài sinh vật) vào tĩnh mạch với số lượng nhỏ.

- Trong trường hợp phát hiện khối u (mà khối u này do nhược cơ gây ra), bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u này. Phẫu thuật mắt cũng có thể được sử dụng nếu bạn gặp phải những vấn đề về tầm nhìn. Ngoài ra, tập vật lý trị liệu cũng là phương pháp hữu ích trong việc điều trị nhược cơ.

Phòng chống bệnh nhược cơ

Vận động thường xuyên.

Vận động thường xuyên.

- Lên kế hoạch ăn uống và làm việc.

- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.

- Sử dụng biện pháp hỗ trợ sức như lắp các thanh vịn tại nơi bạn cảm thấy cần hỗ trợ, chẳng hạn như bên cạnh bồn tắm hoặc cạnh cửa. Bạn cũng nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng nhằm giảm thiểu các khả năng gây trơn trượt, vấp ngã. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một chiếc bàn chải điện, dao cạo điện... nếu cảm thấy mình mất quá nhiều năng lượng trong việc thực hiện những công việc này.

- Mang một miếng che mắt: Nếu bạn bị song thị hãy đeo một miếng che mắt. Tuy nhiên cũng cần đổi miếng che mắt này qua lại giữa các mắt để tránh việc mất thị lực vĩnh viễn.

- Tránh xa stress: Hãy luôn giữ tinh thần được thoải mái và tìm cách thư giãn như nghe nhạc, đọc sách... Stress có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhược cơ của bạn.

- Tránh các yếu tố làm nhược cơ nặng hơn: Nếu bị nhược cơ, bạn cũng cần hết sức lưu ý đến tình trạng bệnh của mình. Một số yếu tố có thể khiến triệu chứng này nặng hơn hơn, như mệt mỏi, stress, hoạt động mạnh, quá sức, thay đổi thời tiết, thời điểm giao mùa, một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, quinidin, sulfat quinidine, quinine, thuốc mê và một số thuốc kháng sinh...

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...