Bệnh Nhiễm Khuẩn Salmonella
Bệnh nhiễm khuẩn salmonella là gì?
Bệnh nhiễm khuẩn salmonella (ngộ độc thực phẩm) là một tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, xảy ra khi vi khuẩn salmonella xâm nhập vào cơ thể làm ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột non. Đa phần các trường hợp ngộ độc nhẹ có thể tự hết mà không cần điều trị, nhưng cũng có một vài trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phải đi đến bệnh viện. Bên cạnh đó, nhiễm salmonella có thể đe dọa tính mạng.
Hiện nay bệnh nhiễm khuẩn salmonella xảy ra khá phổ biến. Ước tính trên toàn thế giới, có hàng chục triệu trường hợp mắc bệnh được báo cáo hàng năm.
Trong đó trẻ em có nhiều khả năng bị nhiễm trùng hơn người lớn. Ngoài trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất.
Nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn salmonella là gì?
Hiện tại ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn salmonella, chẳng hạn như ăn uống thức ăn bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể lây lan khi người bị bệnh không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Bên cạnh đó khi hệ miễn dịch yếu do các nguyên nhân như điều trị hóa trị, sử dụng thuốc, thiếu máu hồng cầu hình liềm, các vấn đề về gan, ung thư hoặc AIDS, thì đều có nguy cơ cao nhiễm khuẩn salmonella.
Không những thế thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, nhưng lại làm đảo lộn sự cân bằng của lợi khuẩn cũng như vi khuẩn có hại. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Những triệu chứng của nhiễm khuẩn salmonella là gì?
Căn bệnh này sẽ xuất hiện trong vòng 12-72 giờ sau khi bị nhiễm khuẩn, và người bệnh có thể bị bất kỳ triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn/nôn, sụt cân, mất nước, nhức đầu hoặc sốt.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Thông thường nhiễm khuẩn salmonella thường biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên nếu người bệnh vẫn còn các triệu chứng sau 1 tuần, có thể họ cần phải đi khám bác sĩ.
Trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu khi bị nhiễm trùng họ sẽ cần phải đi khám bác sĩ ngay nếu họ có bất kỳ triệu chứng nào kéo dài một vài ngày như phân có máu, mất nước, sốt cao.
Người bệnh cũng cần đi khám bác sĩ ngay nếu bị ớn lạnh, ho, cảm thấy yếu, chóng mặt, đau nhức, tiêu chảy và buồn nôn/nôn.
Những phương pháp điều trị nhiễm khuẩn salmonella là gì?
Cho đến nay bệnh nhiễm khuẩn salmonella thường kéo dài từ 4 - 7 ngày và trở nên tốt hơn mà không cần điều trị. Vì thế người bệnh không nên dùng thuốc để ngăn chặn tiêu chảy vì điều này có thể làm cho nhiễm trùng kéo dài hơn. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng những liệu pháp sau đây để điều trị nhiễm trùng hoặc làm dịu các triệu chứng như:
Sử dụng chất lỏng:
Mục tiêu của điều trị là để ngăn ngừa mất nước. Vì vậy người bệnh hãy tham khảo bác sĩ về những chất lỏng nào mà họ cần sử dụng và với hàm lượng bao nhiêu mỗi ngày là tốt nhất cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần uống một dung dịch bù nước như ORS vì ORS giúp cân bằng nước, muối và đường để thay thế dịch cơ thể.Dịch truyền tĩnh mạch:
Người bệnh có thể cần dịch truyền tĩnh mạch (IV) nếu họ bị mất nước.Thuốc kháng sinh:
Người bệnh có thể được cho thuốc kháng sinh nếu hệ miễn dịch của họ quá yếu để chống nhiễm trùng.
Sau đây là những biện pháp có thể giúp mọi người ngăn ngừa nhiễm khuẩn salmonella như:
Nấu chín thức ăn:
Trước khi ăn, mọi người cần nấu chín đồ ăn, hãy đảm bảo rằng thực phẩm đã đun nóng đến nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn. Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm, hải sản hoặc thịt chưa nấu chín.Vệ sinh:
Hãy rửa tay thật sạch trong nước ấm, xà phòng trong 20 giây trước và sau khi xử lý thực phẩm. Bên cạnh đó, mọi người nên rửa trái cây, rau bằng nước sạch. Vệ sinh các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.Tách riêng giữa thực phẩm ăn sống và nấu chín:
Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, hãy để thịt sống và trái cây xa các thực phẩm khác.