Bệnh nhân ung thư có nguy cơ biến chứng cao hơn sau khi thủ thuật tim
Trong một nghiên cứu lớn nhất mới được thực hiện từ trước cho đến nay, do Đại học Keele thực hiện đã tìm thấy ở những bệnh nhân bị ung thư nếu trải qua một thủ thuật tim thông thường có thể dẫn đến kết quả lâm sàng tồi tệ hơn so với bệnh nhân không bị ung thư.
Và nghiên cứu này, đã được công bố hôm nay trên Tạp chí Tim mạch Châu âu, đã xem xét 6,6 triệu ca nhập viện tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 11 năm, trong đó có những trường hợp đã trải qua thủ thuật can thiệp mạch vành qua da (PCI).
Hiện nay, PCI là phương pháp điều trị can thiệp phổ biến nhất được thực hiện ở những bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành - đây là một thủ thuật trong đó stent được sử dụng để mở các mạch máu bị hẹp hoặc bị nghẽn trong tim, đây được xem là một thủ tục được lên kế hoạch hoặc trong những trường hợp cấp cứu do đau tim.
Bệnh nhân ung thư có nguy cơ biến chứng cao hơn sau khi thủ thuật tim.
Ngoài ra khoảng 10% bệnh nhân đã trải qua một thủ tục PCI trong giai đoạn 11 năm hoặc hiện tại có một chẩn đoán ung thư hay trong lịch sử đã từng được chẩn đoán ung thư. Vì thế nghiên cứu này đặc biệt xem xét những tác động trên bệnh nhân có chẩn đoán về ung thư tuyến tiền liệt, vú, đại tràng hoặc ung thư phổi, vì đây là những yếu tố phổ biến nhất trong toàn bộ dữ liệu thu thập được.
Không những thế nghiên cứu còn phát hiện ra những bệnh nhân có chẩn đoán ung thư phổi hiện nay đang đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn gấp ba lần trong bệnh viện sau một thủ tục PCI so với bệnh nhân không có bệnh ung thư. Ngoài ra ung thư đại tràng được xem là có mối liên hệ lớn nhất với các biến chứng chảy máu nặng sau khi thủ thuật PCI, với mức tăng gấp ba lần so với bệnh nhân không bị ung thư. Còn đối với bệnh nhân bị ung thư di căn, không phụ thuộc vào loại ung thư, cũng được tìm thấy có kết quả kém hơn sau khi thủ thuật PCI, và có nguy cơ gia tăng tử vong trong bệnh viện, và bị biến chứng PCI, bao gồm các biến cố chảy máu nặng.
Mamas Mamas, Giáo sư tim mạch tại Đại học Keele, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra đồng thời một chẩn đoán ung thư trong các thủ thuật này không phải là hiếm, và nó có tác động quan trọng đến kết quả lâm sàng của các thủ thuật này, tùy thuộc vào loại ung thư, sự hiện diện của di căn, và lịch sử chẩn đoán hay đang trong thời điểm hiện tại.
Tiến sĩ Jessica Potts, nghiên cứu viên tại Đại học Keele và đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: Khuyến nghị của chúng tôi trong việc điều trị cho bệnh nhân có chẩn đoán ung thư nên được cá nhân hóa, qua đó thấy được ung thư có liên quan đến các nguy cơ biến chứng cao hơn, và cần đến sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia tim mạch và bác sĩ chuyên khoa ung thư.