Bệnh nhân từng trải qua ung thư hạch Hodgkin thời thơ ấu có nguy cơ mắc phải ung thư khác
Đối với những trường hợp mắc bệnh u lympho Hodgkin từ thời thơ ấu cho thấy, sau này có nguy cơ phát triển một bệnh ung thư khác, theo một nghiên cứu tại Đại học Alabama ở Birmingham mới được công bố.
Bệnh u lympho Hodgkin, hay còn gọi là u bạch huyết Hodgkin, ung thư hạch Hodgkin. Đây là một loại bệnh ung thư của các hạch bạch huyết (các tuyến bạch huyết). Bệnh thường ảnh hưởng đến tuyến bạch huyết, các tế bào bạch cầu, lá lách. Và triệu chứng thường gặp của căn bệnh này là suy giảm miễn dịch, ngoài ra bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như có hạch ở cổ, nách, bẹn (thường to, không đau), sốt kéo dài, sụt cân không giải thích được, đổ mồ hôi về đêm, đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng... Hiện có khoảng 80% trường hợp mắc bệnh có thể được trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Đối với các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nguy cơ gia tăng mắc thêm một bệnh ung thư khác về sau này ở những trường hợp đã từng mắc bệnh u lympho Hodgkin từ thời thơ ấu, tuy nhiên đã không có bất cứ bằng chứng nào có thể được xác định nguy cơ bị ung thư khác sau 25 năm chẩn đoán trong các nghiên cứu này. Bác sĩ Smita Bhatia, tác giả chính của bài báo cho biết.
Một nghiên cứu mở rộng được theo dõi bởi nhóm LESG (Late Effects Study Group), được thành lập lần đầu tiên vào năm 1979.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi với hơn 1.000 bệnh nhân đã từng bị ung thư hạch Hodgkin thời thơ ấu (HL) trong thời gian trung bình 26,6 năm. Qua đó, họ phát hiện những trường hợp đã từng mắc bệnh có nguy cơ gia tăng các khối u ác tính tiếp theo (SMN) hoặc khối u ung thư. Và đối với những trường hợp đã từng mắc bệnh có khả năng mắc một bệnh ung thư khác gấp 14 lần so với những người bình thường, chẳng hạn như vú, đại trực tràng, phổi hoặc tuyến giáp. Nguy cơ mắc phải bất kỳ loại ung thư khác là 26,4 % sau 40 năm được chẩn đoán ở bệnh nhân đã từng bị ung thư hạch Hodgkin thời thơ ấu.
Bhatia cho biết: Điều quan trọng ở đây là các bác sĩ lâm sàng và nhà cung cấp y tế phải nhận thức được nguy cơ này và những trường hợp đã từng bị ung thư hạch Hodgkin thời thơ ấu có nguy cơ cao sẽ mắc một bệnh ung thư khác sau này và bị ảnh hưởng. Vì vậy họ cần được sàng lọc và điều trị phù hợp.
Không những thế, nghiên cứu còn xác định được nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao trong số những trường hợp đã từng mắc bệnh tham gia vào nghiên cứu. Ví dụ, những bé gái đã từng mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin ở độ tuổi từ 10 đến 17 đã từng được điều trị bằng xạ trị có nguy cơ mắc ung thư vú cao nhất, trong khi ở những bé trai dưới 10 tuổi có nguy cơ cao nhất mắc ung thư phổi vì bị nhiễm phóng xạ ở ngực. Trong nhóm nguy cơ cao, tỷ lệ mắc ung thư vú là 45,3%, ung thư tuyến giáp là 17%, ung thư đại trực tràng là 9,5% và ung thư phổi là 4,2% đều ở độ tuổi 50.
Hiện tại, Bhatia cùng các đồng nghiệp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sàng lọc ung thư đối với ở những bệnh nhân đã từng mắc bệnh qua đó sẽ giúp ích cho việc chăm sóc y tế sau này. Vì thế, mục đích của nghiên cứu này là củng cố bằng chứng cho các khuyến nghị sàng lọc ở bệnh nhân, cụ thể là những trường hợp đã từng bị ung thư hạch Hodgkin thời thơ ấu sẽ hưởng được nhiều lợi ích nhất như thời gian bắt đầu sàng lọc hay độ tuổi không cần sàng lọc nữa.
Tuy nhiên Bhatia lưu ý: Chúng tôi cần xác định thêm một số các nhóm phụ cũng có nguy cơ cao trong những nhóm bệnh nhân cần được sàng lọc bổ sung và theo dõi lâu dài.