Bệnh nhân cao tuổi bị ung thư có nên sử dụng quá mức các loại thuốc phòng ngừa hay không?

Bệnh nhân cao tuổi bị ung thư có nên sử dụng quá mức các loại thuốc phòng ngừa hay không?

Một nghiên cứu mới đây đã được công bố trên tạp chí Cancer, cho thấy các loại thuốc phòng ngừa (chẳng hạn như thuốc hạ huyết áp, cholesterol, bảo vệ sức khỏe xương...) không đem lại lợi ích điều trị cho bệnh nhân cao tuổi bị ung thư ở những năm cuối đời. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn khuyến cáo các bác sĩ và bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các loại thuốc này trong điều trị ung thư. 

Hiện tại, đa phần bệnh nhân lớn tuổi thường sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc, dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ nghiêm trọng. Còn ở bệnh nhân cao tuổi bị ung thư, hiệu quả điều trị từ những loại thuốc bổ sung đang giảm dần trong khi những ảnh hưởng tác dụng phụ từ của thuốc đang tăng cao (khi bệnh ở giai đoạn tiến triển), tiên lượng ngày càng xấu đi. Đặc biệt, các loại thuốc phòng ngừa này lại không đem lại hiệu quả cao (vì các loại thuốc này thường khá nhiều thời gian để đạt được mục tiêu điều trị). Trong bối cảnh căn bệnh ung thư đang ngày càng phát triển, thì lợi ích mà thuốc phòng ngừa đem lại cho bệnh nhân đang bị nghi ngờ, bởi vì thời gian còn lại của họ là quá ít để có thể thấy được bất kỳ hiệu quả điều trị nào mà nó đem lại. 

Ngoài ra, các thông tin về liều lượng mà các loại thuốc này được kê đơn cho bệnh nhân ung thư (giai đoạn tiến triển trước khi tử vong) là khá ít. Bác sĩ Lucas Morin, thuộc Viện Karolinska, cùng các đồng nghiệp đã đánh giá việc kê đơn thuốc phòng ngừa trong những năm cuối đời của bệnh nhân cao tuổi bị ung thư đã tử vong (từ năm 2007 đến 2013) trên khắp Thụy Điển. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng ước tính được chi phí trực tiếp của các loại thuốc phòng ngừa này.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn xem xét dữ liệu của 151.201 bệnh nhân lớn tuổi đã tử vong vì ung thư, trong đó số lượng thuốc trung bình họ sử dụng ở những năm cuối đời đã gia tăng (từ 6,9 lên 10,1) và tỷ lệ cá nhân sử dụng 10 loại thuốc trở lên cũng tăng (từ 26% lên 52%). Các loại thuốc phòng ngừa bao gồm thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, statin và thuốc chống đái tháo đường, thường được bệnh nhân sử dụng liên tục ở những tháng cuối đời.

Không những thế, trung bình chi phí thuốc của bệnh nhân trong những năm cuối đời lên tới $ 1.482/người, bao gồm $ 213 cho các liệu pháp phòng ngừa. Trong đó, thuốc phòng ngừa chiếm khoảng 1/5 tổng chi phí của các loại thuốc theo quy định, và tỷ lệ này chỉ giảm nhẹ khi bệnh nhân ngày một yếu dần. Đặc biệt, chi phí cho thuốc phòng ngừa ở bệnh nhân lớn tuổi bị ung thư tuyến tụy, ung thư vú hoặc ung thư phụ khoa là rất cao.

Các phát hiện trong nghiên cứu này, cho thấy việc sử dụng thuốc phòng ngừa ở những bệnh nhân ung thư di căn không giảm đi các tác dụng phụ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (tình trạng sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, tâm lý xã hội...) cũng như gánh nặng tài chính ngày càng tăng cao.

Mặc dù các loại thuốc phòng ngừa trong nghiên cứu của chúng tôi được báo cáo thường xuyên về mặt dược lý và thử nghiệm lâm sàng phù hợp cho dân số chung, tuy nhiên việc hạn chế sử dụng thuốc và các mục tiêu điều trị giảm nhẹ cần được kiểm tra nghiêm ngặt, Morin chia sẻ. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu thấy rằng đối với những bệnh nhân cao tuổi bị ung thư (bao gồm ung thư não, phổi, gan và tuyến tụy) thì tiên lượng của họ rất thấp (tương tự như những bệnh nhân ung thư di căn), vì thế việc hạn chế sử dụng các loại thuốc phòng ngừa giúp bệnh nhân giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc cũng như gánh nặng về tài chính. 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...