Bệnh nấm miệng và sức khỏe răng miệng

Bệnh nấm miệng và sức khỏe răng miệng

Nếu bạn nhận ra một vết trắng kỳ lạ xuất hiện trong miệng, thì đây có thể là bệnh nấm miệng (hay còn gọi là nấm lưỡi). Căn bệnh này bị gây ra bởi nấm candida. Và bạn có thể thấy nó ở trong miệng hay ở các bộ khác của cơ thể. Ngoài ra, nó có thể gây phát ban ở trẻ sơ sinh hoặc nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ.

Hiện tại, bất cứ ai cũng có thể bị nấm miệng, nhưng nó thường xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng là gì?

Thông thường cơ thể bạn có một lượng nhỏ nấm candida trong miệng, đường tiêu hóa và da. Nó thường được kiểm soát bởi các vi khuẩn khác trong cơ thể. Nhưng đôi khi, một số bệnh hoặc thuốc như corticosteroid hoặc kháng sinh, có thể làm xáo trộn sự cân bằng này và khiến cho nấm phát triển ngoài tầm kiểm soát. Từ đó dẫn đến bệnh nấm miệng xảy ra. 

Đôi khi căng thẳng cũng có thể gây ra nó. Hoặc một số điều kiện y tế, như:

  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát.
  • Nhiễm HIV.
  • Ung thư.

Ngoài ra, nếu bạn đang cho con hút thuốc hoặc đeo răng giả mà không phù hợp, cũng có nguy cơ cao bị nấm miệng. Không những thế bé có thể truyền bệnh cho mẹ khi cho con bú.

Dấu hiệu và các triệu chứng của bệnh nấm miệng xảy ra như thế nào?

Cho đến nay, dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh nấm miệng là những mảng trắng, hơi nhô lên. Chúng thường được tìm thấy trên lưỡi hoặc trong má. Đôi khi chúng cũng có thể xuất hiện trên vòm miệng, nướu, amidan hoặc sau cổ họng. Bên cạnh đó, chúng có thể gây đau và chảy máu nhẹ khi bạn cạo chúng hoặc đánh răng. Trong trường hợp rất xấu nhất, chúng có thể lan vào thực quản và gây ra:

  • Đau khi nuốt hoặc khó nuốt.
  • Cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc ở giữa ngực.
  • Sốt, nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản.

Không những thế nấm candida có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, như phổi, gan và da. Điều này xảy ra thường xuyên hơn ở những người bị ung thư, HIV hoặc các tình trạng khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Làm sao để nhận biết nấm miệng?

Bác sĩ nha khoa có thể nhận biết tình trạng này bằng cách nhìn vào bên trong miệng. Hoặc họ cũng có thể gửi một mẫu nhỏ đến phòng thí nghiệm chỉ xác định chính xác hơn.

Nếu nấm candida gây bệnh đã lây lan vào thực quản, người bệnh có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác, như:

  • Ngoáy phía sau cổ họng bằng bông vô trùng và nghiên cứu các vi sinh vật dưới kính hiển vi.
  • Nội soi thực quản, dạ dày và ruột non.
  • Chụp X-quang thực quản.

Phương pháp điều trị nấm miệng như thế nào?

Bệnh nấm bệnh rất dễ điều trị ở cả trẻ em và người lớn. Nhưng các triệu chứng có thể tồi tệ và khó điều trị hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc chống nấm cho bệnh nhân dùng trong vòng 10 đến 14 ngày. Chúng có dạng viên (ngậm) hoặc chất lỏng, và thường dễ uống.

Đôi khi nhiễm trùng có thể là triệu chứng của các vấn đề y tế khác, vì vậy bác sĩ cũng có thể muốn thực hiện thêm một số các xét nghiệm khác để loại trừ những vấn đề này.

Làm thế nào có thể ngăn ngừa bệnh nấm miệng?

  • Vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
  • Kiểm tra răng miệng thường xuyên. Đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường hoặc đeo răng giả. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh và không có vấn đề về răng, bạn vẫn nên đi vệ sinh răng miệng sau 6 tháng 1 lần.
  • Điều trị các vấn đề sức khỏe mãn tính. HIV hoặc tiểu đường có thể làm xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn trong cơ thể và dẫn đến bệnh nấm miệng. Vì vậy, nếu bạn đang dùng thuốc cho những tình trạng sức khỏe này, hãy uống chúng thường xuyên, theo chỉ dẫn.
  • Đừng lạm dụng nước súc miệng hoặc thuốc xịt. Việc sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn một hoặc hai lần một ngày để giúp răng và nướu khỏe mạnh. Nhưng nếu sử dụng nhiều hơn thế có thể làm đảo lộn sự cân bằng bình thường của vi khuẩn trong miệng.
  • Làm sạch ống hít sau khi sử dụng chúng. Nếu bạn đang bị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hãy làm sạch ống hít sau mỗi lần sử dụng để tiêu diệt vi trùng.
  • Hạn chế thực phẩm có chứa đường và men. Bánh mì, bia và rượu vang sẽ khiến men phát triển thêm.
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Hoặc có thể hỏi bác sĩ nha khoa về những cách giúp bạn từ bỏ thói quen này.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...