Bệnh loét đường ruột ở trẻ thường gây biến chứng gì?
Biến chứng lâm sàng là chỉ bệnh thứ phát khác do bệnh nguyên phát gây ra, hoặc cả hai cùng tồn tại. Bệnh loét đường ruột ở trẻ em dễ dẫn đến ba biến chứng:
1. Chảy máu
: khi loét phá hoại thành dạ dày hoặc tá tràng làm vỡ mạch máu thì dễ dẫn đến chảy máu. Khi lượng máu chảy ra ít thì chỉ biểu hiện dương tính với đại tiện chảy máu ngầm. Khi loét phá hoại mạch máu lớn sẽ chảy máu ồ ạt, biểu hiện nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen. Do tác dụng của axit dạ dày, nên máu nôn ra có màu cà phê. Nếu chảy máu ồ ạt thì lập tức nôn ra máu tươi, đại tiện ra nước như nước rửa thịt, nghiêm trọng có thể choáng do mất máu.
2. Thủng ruột:
người bị loét nặng do bị xuyên thủng thành dạ dày hoặc tá tràng dẫn đến thủng ruột. Các chất chứa trong dạ dày tá tràng như axit, thức ăn, vi khuẩn, chất khí trào vào ổ bụng gây viêm phúc mạc mạn tính, trẻ sẽ rất bứt rứt khó chịu, sắc mặt xanh xao, đau bụng dữ dội, dẫn đến sốt.
3. Tắc môn vị:
khi vị trí loét ở gần môn vị, do phản ứng viêm và kích thích bởi xung huyết và phù nề, co thắt cơ, hoặc sưng quanh vết loét cản trở thức ăn thông qua môn vị gây tắc môn vị tạm thời. Nếu vết loét tái phát nhiều lần rồi lại lành, hình thành sẹo, dính với mô chung quanh, dẫn tới tắc môn vị liên tục.