Bệnh Loét Dạ Dày Tá Tràng

Bệnh Loét Dạ Dày Tá Tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc ở trong thành dạ dày tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh thường xảy ra ở tá tràng nhiều hơn 4 lần so sánh với dạ dày, viêm loét dạ dày xảy ra là bởi vì những khối u ác tính gây nên.

Là hiện tượng lớp niêm mạc ở trong thành dạ dày tổn thương

Là hiện tượng lớp niêm mạc ở trong thành dạ dày tổn thương

Theo số liệu thống kê, 10% dân số tại 1 số nước đang phát triển mắc phải căn bệnh này. Riêng tại Việt Nam, bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng chiếm đến 26% và đang dẫn đầu ở trong một số căn bệnh có liên quan tới hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?

Ngày nay, bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng rất phổ biến. Căn bệnh trên có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Nhưng căn bệnh trên thường xuất hiện trong các nguyên nhân chính sau đây:

- Sử dụng nhiều chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá... là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày.

- Ăn nhiều chất béo, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng.

- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài, ăn kiêng, ăn ít, ăn không đều. 

- Ăn vội vàng, nhai không kỹ cũng khiến dạ dày có thể bị viêm loét.

- Thường xuyên bị rối loạn giờ giấc ăn uống như ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu cũng khiến bạn nhanh chóng bị đau dạ dày.

- Các chất gây hại cho dạ dày thường gặp như acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid...

- Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

- Hiện tượng viêm loét dạ dày tá tràng rất thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.

- Viêm loét dạ dày do nội tiết như đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan...

Thói quen ăn uống như ăn vội vàng, nhai không kỹ.

Thói quen ăn uống như ăn vội vàng, nhai không kỹ.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh Loét dạ dày tá tràng là gì?

Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị:

- Đây là dấu hiệu nhận biết cơ bản nhất, thường gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh nhân đau ở phía trên rốn đến phía dưới các xương sườn. Đa số bị đau âm ỉ nhưng đôi khi đau dữ dội, nóng rát. Cơn đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ, nhưng thường xuất hiện khi đói hoặc ban đêm.

Triệu chứng người bệnh rất khó chịu.

Triệu chứng người bệnh rất khó chịu.

Nôn và buồn nôn:

- Nôn là hiện tượng thức ăn (trộn lẫn với dịch vị tiêu hóa) bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, khiến niêm mạc thực quản bị rách gây chảy máu, có nguy cơ nhiễm trùng dẫn tới tử vong.

- Các trường hợp biến chứng có thể gây nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen mùi khắm. Gặp trường hợp nguy hiểm này, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.

Ợ hơi, ợ chua:

- Rất nhiều người bỏ qua nhưng đây lại chính là triệu chứng ban đầu của viêm loét dạ dày tá tràng. Ợ hơi, ợ chua thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 3 - 4 giờ, khiến người bệnh mất tập trung và khó chịu.

Cách điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng

Sau khi chẩn đoán được thực hiện, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bao gồm sự kết hợp của các thuốc khác nhau. Để điều trị được bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng trước tiên cần phải xác định được mục tiêu và các nguyên tắc điều trị bệnh.

Mục tiêu điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

- Làm liền các ổ loét.

- Giảm đau cho bệnh nhân.

- Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Nguyên tắc điều trị bệnh:

-  Chủ yếu là điều trị nội khoa. Không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc có cùng cơ chế điều trị bệnh. Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc có biến chứng và được chỉ định bởi bác sỹ có chuyên môn.

- Thời gian điều trị bệnh có hiệu quả nhất từ 4 – 8 tuần cho 1 lần điều trị, có thể kéo dài tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.

- Sau mỗi đợt điều trị cần đi khám lại nội soi để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của mỗi đợt trị bệnh.

- Dùng thuốc hoặc các loại thực phẩm chức năng có khả năng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.

- Loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh trong quá trình điều trị.

Phòng chống bệnh loét dạ dày tá tràng

Thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh. Nói không với rượu bia.

Thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh. Nói không với rượu bia.

- Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.

- Tránh các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia...

- Hạn chế làm việc căng thẳng và tránh stress với những người làm việc trí óc cần có chế độ vận động phù hợp, tránh thức quá khuya, cần có chế độ nghỉ ngơi.

- Chơi thể thao rèn luyện thể lực, tập thể dục thường xuyên.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...