Bệnh loét dạ dày tá tràng mang tính di truyền

Bệnh loét dạ dày tá tràng mang tính di truyền

Nghiên cứu mới của Đại học Y cho thấy, loét dạ dày tá tràng là bệnh di truyền trội, liên quan tới nhiễm sắc thể thường. Tỷ lệ mắc bệnh ở thế hệ con trong các gia đình có lưu truyền gene bất thường là gần 47%. Đây là những công bố đầu tiên về tính di truyền của loét dạ dày tá tràng ở người Việt Nam. 

- Bệnh di truyền suốt qua các thế hệ, theo kiểu trội. Đàn ông hay bị bệnh gấp đôi phụ nữ. 

- Nếu bố và mẹ cùng bị loét dạ dày tá tràng, thì nguy cơ mắc bệnh ở con tăng cao hơn, và bệnh cũng khởi phát sớm hơn. 

- Bệnh hay xuất hiện nhất ở độ tuổi 16-39 (gần 53%), chỉ 5% khởi phát ở độ tuổi dưới 15. 

Nhóm tác giả đi đến kết luận: Cần chú ý khai thác tiền sử của các bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, để phát hiện các ca bệnh mang tính di truyền. Đối với những người này, cần tiến hành xét nghiệm sàng lọc cho anh chị em ruột, nhằm phát hiện sớm các cá thể mang gene bệnh tiềm tàng nhưng chưa biểu hiện. Điều này sẽ giúp bác sĩ áp dụng kịp thời các biện pháp dự phòng và điều trị. 

Loét dạ dày tá tràng được xếp vào nhóm các bệnh mang tính gia đình. Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu về tính di truyền của bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng, loét dạ dày tá tràng có thể di truyền theo kiểu đa nhân tố, nhưng cũng có nghiên cứu thì lại kết luận bệnh di truyền kiểu trội theo nhiễm sắc thể thường.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...