Bệnh Lao Xương Khớp
Bệnh lao xương khớp là gì?
Lao xương khớp là tình trạng nhiễm khuẩn của hệ thống xương khớp do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Ngoài ra Lao xương khớp được coi là lao thứ phát, do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến cư trú tại một bộ phận nào đó của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh.
Lao xương khớp là do tình trạng nhiễm khuẩn.
Trong các loại viêm khớp do vi khuẩn thì viêm khớp do vi khuẩn lao chiếm hàng đầu về tỷ lệ và mức độ gây tàn phế. Lao xương khớp được đánh giá là một trong những dạng bệnh lao nguy hại hàng đầu. Tất cả các xương, khớp đều có thể bị tổn thương, nhưng những xương xốp, khớp lớn và chịu trọng lực nhiều thường dễ bị bệnh hơn.
Hiện nay đối tượng thường mắc bệnh lao xương khớp chủ yếu gặp ở người lớn, lứa tuổi từ 16 - 45 tuổi.
Nguyên nhân gây ra bệnh lao xương khớp là gì?
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn lao người, đôi lúc có thể gặp vi khuẩn lao bò, nhưng rất hiếm gặp vi khuẩn kháng cồn hay kháng toán không điển hình.
Lao xương khớp thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2 - 3 năm (giai đoạn 2 theo Ranke). Hay thấy sau lao các màng và trước lao các nội tạng.
Vi khuẩn lao có thể lan từ phức hợp sơ nhiễm tới bất kỳ xương hoặc khớp nào trong cơ thể. Thông thường vi khuẩn lao tới khớp chủ yếu theo đường máu, ít trường hợp vi khuẩn theo đường bạch huyết, có thể theo đường tiếp cận như lao khớp háng do lan từ ổ áp xe lạnh của cơ thắt lưng.
Do vi khuẩn lao người, đôi lúc có thể gặp vi khuẩn lao bò.
Ngoài ra còn 1 số yếu tố sau đây có nguy cơ cao mắc lao xương khớp như:
- Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG.
- Có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt là nguồn lây chính, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên liên tục.
- Đã và đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi hay một lao ngoài phổi khác.
- Có thể mắc một số bệnh có tính chất toàn thân như đái tháo đường, loét dạ dày - tá tràng, cắt 2/3 dạ dày.
- Cơ thể suy giảm miễn dịch, còi xương, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS, suy kiệt nặng.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh lao xương khớp là gì?
Triệu chứng của bệnh lao xương khớp thường là sốt vừa và nhẹ, mệt mỏi, kém ăn, sút cân, đau tại vị trí bị tổn thương và hạn chế trong vân động. Những triệu chứng thường thấy của bệnh lao xương khớp như sau:
Mệt mỏi, đau nhức, sốt...
- Đau mỏi cơ thể, đau vùng thắt lưng.
- Sốt nhẹ hay có thể sốt cao hơn khi về đêm.
- Cơn đau tăng khi vận động và khiến cho bệnh nhân trở nên hạn chế vận động.
- Biến dạng các khớp, cột sống bị gù, vẹo.
- Rò mủ ở xương khớp.
- Teo cơ.
Cách điều trị bệnh lao xương khớp
- Ðiều trị bệnh lao xương – khớp cần phải tiến hành sớm và kéo dài ít nhất là 18 tháng. Để điều trị bệnh thường áp dụng các phương pháp phổ biến như sau:
- Điều trị nội khoa.
- Điều trị ngoại khoa.
- Phẫu thuật chỉnh hình.
- Vật lý trị liệu.
Phẩu thuận chỉnh hình.
Ngoài ra người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ và nên được chữa trị sớm khi bệnh còn chưa tiến triển theo chiều hướng xấu.
Nhờ những tiến bộ về mặt chẩn đoán và điều trị, hiện nay bệnh lao nói chung và viêm xương khớp do lao nói riêng có thể được chữa khỏi hoàn toàn với điều kiện chẩn đoán sớm và điều trị sớm đúng nguyên tắc.
Phòng chống bệnh lao xương khớp
Các biện pháp được dùng để phòng chống bệnh lao xương khớp gồm có:
- Nên cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm.
- Những người trong gia đình có tiếp xúc với bệnh nhân lao cần được khám và chụp X-quang phổi để phát hiện sớm tình trạng nhiễm lao, từ đó có biện pháp điều trị hợp lý và hạn chế, tránh lây lan.
- Người bệnh cần được theo dõi quản lý chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh nhằm tránh căn bệnh trên tái phát, lao kháng thuốc.
Ăn nhiều chất đạm, ray xanh, hoa quả tươi.
- Ăn nhiều chất đạm, rau xanh, hoa quả tươi và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
- Thường giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, không lo âu, buồn bực, sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc điều độ và có kế hoạch để cho cơ thể khỏe mạnh.
- Không ăn mỡ, các chất cay nóng như tiêu, ớt cay, rượu, hạn chế ăn đường.
- Cố định vùng bệnh, hạn chế hoạt động.
- Chú ý tắm rửa vệ sinh lau người hàng ngày, thường xuyên thay đổi tư thế bệnh nhân, chống loét, trạng nhiễm khuẩn của hệ thống xương khớp do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra.