Bệnh Kiết Lỵ
Bệnh kiết lỵ là gì?
Bệnh Kiết lỵ là một căn bệnh đường ruột gây ra do vi khuẩn như salmonella và shigella. Những vi khuẩn này có thể được truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân. Không những thế các vi khuẩn trên cũng có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm, nước uống hoặc bơi lội trong nước bị ô nhiễm. Hiện nay, căn bệnh trên xuất hiện khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh Kiết lỵ ở trẻ em từ 2-4 tuổi xảy ra thường xuyên hơn và phổ biến nhất trong mùa hè.
Do vi khuẩn như salmonella và shigella.
Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ là gì?
Thực tế, bệnh Kiết lỵ có thể do một số nguyên nhân gây ra. Trong đó, nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất. Và các loại vi trùng bao gồm shigella, campylobacter, E. coli, salmonella hoặc các loại vi khuẩn khác.
Hiện nay, căn bệnh trên lây lan khi vi khuẩn có trong phân hoặc trên ngón tay bẩn được đưa vào bụng. Ngoài ra, thói quen không rửa tay và ăn thực phẩm bị ô nhiễm có thể gây ra tình trạng này.
Nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất.
Sau đây là các yếu tố nguy cơ làm có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh trên bao gồm:
- Trẻ em: Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng phổ biến, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 2-4.
- Sống chung trong cụm gia đình hoặc tham gia vào các hoạt động nhóm: Dịch shigella phổ biến hơn tại các trung tâm chăm sóc trẻ em, hồ bơi cộng đồng, nhà dưỡng lão, nhà tù và doanh trại quân đội.
- Sống hoặc đi du lịch ở những khu vực thiếu vệ sinh: Những người sống hoặc đi du lịch ở các nước đang phát triển có nhiều khả năng lây nhiễm shigella.
- Nam giới có quan hệ tình dục đồng tính: Nam có quan hệ tình dục với nam có nguy cơ cao hơn do tiếp xúc miệng - hậu môn trực tiếp hoặc gián tiếp.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh kiết lỵ là gì?
Bên cạnh triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy ra máu, tiêu phân nhày đàm, các triệu chứng khác có thể gặp là:
- Đau quặn bụng.
- Buồn nôn.
- Nôn.
- Sốt 380C hoặc hơn.
- Mất nước, tình trạng này có thể trở thành nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị.
Đau quặn bụng.
Điều trị bệnh kiết lỵ
Thực tế hiện nay, mục tiêu để điều trị căn bệnh trên là bổ sung lượng chất lỏng bị mất đi do tiêu chảy, đặc biệt nếu sức khỏe tổng quát của người bệnh vẫn tốt và tình trạng nhiễm trùng kiết lỵ của họ ở tình trạng nhẹ. Khi đó các hướng lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
Kháng sinh
- Kháng sinh cũng có thể cần thiết cho trẻ sơ sinh, người già và những người bị nhiễm HIV - những trường hợp có nguy cơ cao lây lan bệnh.
Kháng sinh cũng có thể cần thiết cho trẻ sơ sinh, người già.
Chất lỏng và muối thay thế
- Đối với người lớn, nước uống có thể đủ để chống lại những tác động của tình trạng mất nước do tiêu chảy.
Ngoài ra, đối với trường hợp trẻ em và người lớn bị mất nước nghiêm trọng thì cần được đi cấp cứu ngay, khi đó họ có thể được bổ sung các loại muối và các chất lỏng thông qua truyền tĩnh mạch. Truyền nước đường tĩnh mạch cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhanh hơn nhiều so với uống nước.
Ngăn ngừa bệnh kiết lỵ
- Rửa tay thường xuyên và cẩn thận với xà phòng.
- Nếu trẻ đang ở độ tuổi quấn tã và bị nhiễm vi khuẩn, sau khi thay tã xong phải lau sạch khu vực xung quanh với chất khử trùng như thuốc tẩy gia dụng pha loãng và đặt tã trong thùng rác có nắp đóng kín. Sau đó, rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
- Những người bị nhiễm vi khuẩn không nên chuẩn bị thức ăn hoặc rót nước cho người khác. Vi khuẩn Kiết lỵ có mặt trong phân bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy trong vòng 1 hoặc 2 tuần sau khi các triệu chứng đã dừng lại.
Ngoài ra người bệnh nên chú ý tới chế độ ăn uống khi mắc căn bệnh trên. Các thực phẩm nên ăn khi bị Bệnh kiết lỵ bao gồm:
- Những món ăn nhạt, không dầu mỡ, dễ tiêu hóa.
- Ăn rau củ quả tươi, có thể luộc hoặc ép thành nước.
- Bổ sung lợi khuẩn Probiotic để cải thiện sức khỏe ruột.
- Ăn tỏi, ngó sen, lá chè... Những thực phẩm này có tác dụng diệt khuẩn tốt.
- Bổ sung Oresol để tránh mất nước.
Ăn rau củ quả tươi, có thể luộc hoặc ép thành nước.
Các thực phẩm sau đây không nên ăn khi bị bệnh kiết lỵ bao gồm:
- Tránh uống sữa bò và các chế phẩm của sữa.
- Tránh các món ăn cay, nhiều dầu mỡ.
- Tránh các loại trái cây nhiều chất xơ: Bưởi, cam, quýt.
- Đồ uống có cồn, ga hoặc caffeine.
- Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, súp lơ.