Bệnh Hẹp Van Hai Lá

Bệnh Hẹp Van Hai Lá

Bệnh hẹp van hai lá là gì?

Hẹp van hai lá - hay hẹp hai lá (có tên tiếng Anh là Mitral Valve Stenosis), đây là tình trạng mà van hai lá ở tim thu nhỏ dần dẫn đến tình trạng bị hẹp của van hai lá. Điều này làm van không mở đúng cách, ngăn dòng máu chạy vào buồng bơm chính của tim (thất trái).

Tình trạng mà van hai lá ở tim thu nhỏ dần dẫn đến tình trạng bị hẹp của van hai lá.

Tình trạng mà van hai lá ở tim thu nhỏ dần dẫn đến tình trạng bị hẹp của van hai lá.

Hiện nay, nguyên nhân chính gây hẹp van hai lá là một loại nhiễm trùng được gọi là sốt thấp khớp có liên quan đến nhiễm khuẩn liên cầu. Sốt thấp khớp có thể gây sẹo van hai lá. Nếu không chữa trị, hẹp van hai lá có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng của tim.

Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp van hai lá là gì?

Những nguyên nhân gây hẹp van hai lá bao gồm:

- Sốt thấp khớp:

Đây là một biến chứng của nhiễm Strep hầu họng, sốt thấp khớp có thể gây tổn thương van hai lá. Sốt thấp khớp là nguyên nhân thường gặp nhất của hẹp van hai lá. Nó có thể gây tổn thương van bằng cách gây dày cứng hoặc dính các lá van. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hẹp van hai lá có thể không xuất hiện trong nhiều năm.

- Lắng đọng can-xi:

Khi càng lớn tuổi, can-xi có thể lắng đọng xung quanh vòng van hai lá, điều mà đôi khi dẫn đến hẹp van hai lá.

- Những nguyên nhân khác:

Trong một số trường hợp hiếm gặp, khi vừa được sinh ra van hai lá của trẻ đã hẹp sẵn (dị tật bẩm sinh), vì thế nó có thể gây nhiều vấn đề và để lại hậu quả theo thời gian. Phẫu thuật thường được đề nghị để sửa chữa hẹp van hai lá bẩm sinh. Những nguyên nhân hiếm khác bao gồm xạ trị vùng ngực và những bệnh tự miễn như là bệnh Lupus ban đỏ.

Sốt thấp khớp.

Sốt thấp khớp.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh hẹp van hai lá là gì?

Hiện nay, nếu người bệnh bị hẹp van hai lá nhẹ, họ thường sẽ không có triệu chứng đặc biệt nào. Tuy nhiên nếu căn bệnh trên trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như rung nhĩ hoặc suy tim. Sau đây các triệu chứng cụ thể của căn bệnh trên bao gồm:

- Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức hoặc khi nằm xuống, kèm theo mệt mỏi. Đây là dấu hiệu suy tim.

- Rối loạn nhịp tim và hồi hộp (đánh trống ngực).

Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức hoặc khi nằm xuống và mệt mỏi.

Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức hoặc khi nằm xuống và mệt mỏi.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác có thể xuất hiện có bao gồm:

- Đau thắt ngực.

- Ho khan nhiều, đôi khi ho ra máu.

- Sưng chân hoặc mắt cá chân.

- Mệt mỏi.

- Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên (như viêm phế quản).

Cách điều trị bệnh hẹp van hai lá

Thuốc

Hiện nay, không có bất cứ loại thuốc nào có thể điều chỉnh dị tật van hai lá. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách giảm bớt khối lượng công việc của tim và điều chỉnh nhịp của tim. Sau đây các loại thuốc bác sĩ có thể kê toa bao gồm:

- Thuốc lợi tiểu để giảm tích tụ dịch trong phổi hoặc nơi khác.

- Thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) để giúp ngăn ngừa đông máu. Có thể dùng aspirin hàng ngày.

- Thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi để làm chậm nhịp tim và cho phép tim bạn đổ đầy hiệu quả hơn.

- Thuốc chống loạn nhịp tim để điều trị rung nhĩ hoặc các rối loạn nhịp khác liên quan đến hẹp van hai lá.

- Thuốc kháng sinh để ngăn ngừa tái phát bệnh thấp khớp nếu đó là nguyên nhân gây hẹp van hai lá.

Một số loại thuốc có thể làm giảm các triệu chứng.

Một số loại thuốc có thể làm giảm các triệu chứng.

Thủ thuật

Bác sĩ có thể tư vấn người bệnh có thể sửa chữa van hoặc thay thế để điều trị hẹp van hai lá. Có các lựa chọn phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy vào mức độ và tình trạng của người bệnh. Sau đây là các phương pháp điều trị thường thấy ở căn bệnh trên bao gồm:

Nong van bằng bóng

Thủ thuật không phẫu thuật này sử dụng một ống mềm, mỏng (ống thông) có đầu bong bóng. Bác sĩ hướng ống thông từ mạch máu ở cánh tay hoặc háng của người bệnh tới van bị hẹp. Khi đến đúng vị trí, quả bóng được bơm phồng lên để mở rộng van, cải thiện lưu lượng máu. Bóng sau đó sẽ xẹp và ống thông với quả bóng được gỡ bỏ.

Đối với một số trường hợp, nong van bằng bóng giúp giảm các dấu hiệu và triệu chứng hẹp van hai lá cũng như phẫu thuật. Nếu tình trạng của người bệnh xấu đi theo thời gian, họ có thể cần được làm thủ thuật này nhiều lần.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp bị hẹp van hai lá đều là sử dụng phương pháp điều trị bằng việc nong van. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ để quyết định phương pháp điều trị nào phù hợp cho họ.

Phẫu thuật van hai lá

Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

- Phẫu thuật sửa van 2 lá: Đôi lúc phẫu thuật van tim không phải là một lựa chọn mà bác sĩ luôn sử dụng, bác sĩ phẫu thuật tim có thể thực hiện phẫu thuật mở tim để loại bỏ các vết canxi và các mô sẹo khác để làm sạch đường đi của van. Mổ mở rộng đòi hỏi người bệnh phải được đặt trên một máy bắc cầu tim phổi trong quá trình phẫu thuật. Người bệnh có thể sẽ phải áp dụng thủ thuật này lặp lại nếu hẹp van hai lá của họ bị tái phát.

- Thay van hai lá: Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy van bị thu hẹp lại và thay thế bằng van cơ học hoặc mô học. Van cơ học, làm từ kim loại, bền nhưng có nguy cơ tạo thành cục máu đông. Nếu người bệnh nhận được van hai cánh cơ học, họ cần phải sử dụng thuốc chống đông cả đời, để ngăn ngừa các cục máu đông. Van mô học - có thể là từ lợn, bò hoặc người chết - thường cuối cùng cũng cần phải thay thế. Bác sĩ của người bệnh có thể thảo luận về những nguy cơ và lợi ích của mỗi loại van tim với họ.

Phẫu thuật van hai lá.

Phẫu thuật van hai lá.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh khi mắc phải căn bệnh trên, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên cho người bệnh, bao gồm:

- Chăm sóc răng: Chải và đánh răng và thường xuyên gặp nha sĩ.

- Hạn chế muối: Muối trong thức ăn và đồ uống có thể làm tăng áp lực lên tim. Vì thế nên hạn chế thêm muối vào thức ăn, và tránh thức ăn có hàm lượng natri cao. Nên đọc nhãn thực phẩm và yêu cầu các món ăn có muối thấp khi ăn.

- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Giữ trọng lượng của cơ thể trong phạm vi được bác sĩ đề nghị.

- Cắt giảm caffein: Caffeine có thể làm tồi tệ hơn các nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim). Vì thế người bệnh nên tham khảo bác sĩ về đồ uống có chứa caffein, chẳng hạn như cà phê hoặc nước giải khát.

- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nhanh chóng: Nếu người bệnh nhận thấy đánh trống ngực thường xuyên hoặc cảm thấy tim mình đập nhanh, nên đi khám ngay lập tức. Vì khi nhịp tim nhanh mà không được điều trị có thể dẫn đến suy thoái nhanh chóng ở những người bị hẹp van hai lá.

- Cắt rượu: Uống nhiều rượu có thể gây loạn nhịp tim và làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Vì thế nên tham khảo bác sĩ về những ảnh hưởng của rượu lên tim của người bệnh.

- Tập thể dục: Người bệnh có thể tập thể dục bao lâu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và mức độ tập thể dục. 

- Thường xuyên gặp bác sĩ: Người bệnh cần thiết lập một lịch hẹn định kỳ với bác sĩ tim mạch.

Phụ nữ bị hẹp van hai lá cần thảo luận về kế hoạch hóa gia đình với bác sĩ trước khi mang thai. Mang thai làm tim hoạt động nặng hơn. Vì thế trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh, bác sĩ tim mạch và bác sĩ sản khoa sẽ luôn theo dõi người bệnh.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...