Bệnh Hẹp Van Động Mạch Chủ

Bệnh Hẹp Van Động Mạch Chủ

Hẹp van động mạch chủ là gì?

Hẹp van động mạch chủ là tình trạng mà khi đó van động mạch chủ quá hẹp hoặc bị cứng khiến máu không thể lưu thông được. Động mạch chủ có thể hiểu là động mạch chính dẫn máu từ tim dẫn đến các bộ phận của cơ thể. Do đó khi người mắc bệnh hẹp van động mạch chủ, tim họ phải hoạt động rất vất vả để bơm máu thông qua lỗ nhỏ hơn. Điều này khiến thành thất dày hơn, buồng thất giãn ra và tim yếu hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp van động mạch chủ là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh Hẹp đọng mạch chủ bao gồm:

- Dị tật tim bẩm sinh:

Dị tật này do cấu tạo bất thường của van tim từ khi mới sinh, chẳng hạn như van 2 lá. Tình trạng này theo thời gian sẽ khiến van tim hẹp dần và thoái hóa.

- Vôi hoặc mảng cholesterol đóng ở van tim:

Khi tuổi thọ tăng dần, cơ thể có thể gặp tình trạng van động mạch chủ bị vôi hóa, gây ra nhiều vấn đề về tim mạch, một trong số đó là bệnh hẹp van động mạch chủ.

- Sốt thấp khớp:

Là một biến chứng của viêm họng. Sốt thấp khớp có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho các van tim và suy tim. Không những thế, sốt thấp khớp có thể làm cho van động mạch chủ hình thành những mô sẹo khiến van bị hẹp lại, ngoài ra những mô sẹo này còn làm cho những mảng vôi bám dễ dàng tích tụ hơn, làm tăng nguy cơ hẹp van động mạch chủ về sau.

Ngoài các nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây làm tăng khả năng mắc bệnh hẹp van động mạch chủ, bao gồm:

- Van động mạch chủ bị thoái hóa: Một số trường hợp do bẩm sinh đã bị hẹp van động mạch chủ, một số khác về sau mới bị do có tình trạng van 2 lá mà không phải 3 lá như bình thường. Tình trạng van 2 lá có thể do di truyền nên nếu trong gia đình người bệnh có người bị van 2 lá thì họ nên chủ động gặp bác sĩ để kiểm tra.

- Tuổi tác: Tuổi càng cao, càng dễ gặp phải tình trạng vôi bám ở van tim.

- Sốt thấp khớp.

- Bệnh thận mạn tính.

Ngoài ra còn một số nguy cơ khác khiến cơ thể dễ mắc căn bệnh trên như tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc, nồng độ cholesterol trong máu cao.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh hẹp van động mạch chủ là gì?

Ở giai đoạn đầu, căn bệnh trên thường sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển nặng hơn. Khi van tim thu hẹp đến một mức độ nào đó khiến cho lượng máu chảy về tim và các cơ quan khác bị thiếu hụt, khi đó người bệnh sẽ gặp môt vài triệu chứng như sau:

- Tiếng tim bất thường (âm thổi của tim) nghe qua ống nghe.

- Đau ngực (đau thắt ngực) hoặc nặng ngực khi hoạt động.

- Cảm thấy muốn ngất hoặc chóng mặt hoặc ngất xỉu khi hoạt động.

- Khó thở, đặc biệt là khi cơ thể hoạt động.

- Mệt mỏi, đặc biệt là trong lúc tăng hoạt động.

- Đánh trống ngực - cảm giác của nhịp tim nhanh, cuồng nhịp.

- Không ăn đủ (chủ yếu ở trẻ bị hẹp động mạch chủ).

- Không tăng cân (chủ yếu ở trẻ bị hẹp động mạch chủ).

Tác động làm suy yếu tim của hẹp động mạch chủ có thể dẫn đến suy tim. Dấu hiệu và triệu chứng suy tim bao gồm mệt mỏi, khó thở, phù mắt cá chân và bàn chân.

Cách điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ

Nếu bệnh nhân không có triệu chứng quá nghiêm trọng hoặc trong tình trạng hẹp ít, có thể không cần chữa trị nhưng bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nên theo dõi định kỳ.

Với những trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng thì phẫu thuật thay van là lựa chọn tối ưu nhất của bác sĩ sẽ sử dụng để điều trị cho người bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ có thế sử dụng các thủ thuật khác như nong van bằng bóng. Thủ thuật này sử dụng một ống mềm mỏng có gắn các quả bóng. Bác sĩ hướng các ống thông qua một mạch máu ở cánh tay hoặc ở bẹn vào nơi van bị hẹp, sau đó nong lỗ van để cải thiện lưu lượng máu. Thủ thuật này được áp dụng với những bệnh nhân trẻ tuổi có điều kiện thay van tim về sau.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...