Bệnh Hẹp Thực Quản
Hẹp thực quản là bệnh gì?
Bệnh hẹp thực quản là tình trạng thực quản bị tắc nghẽn trong quá trình phát triển thai kỳ. Có thể hiểu như sau, thay vì tạo thành một ống giữa miệng và dạ dày, thực quản phát triển thành hai phần riêng biệt không kết nối với nhau. Bệnh thường xảy ra trong tuần thứ 4 của thai kỳ.
Hiện có 5 loại hẹp thực quản và có thể xảy ra kèm theo rò thực quản, bao gồm:
Loại A:
Hẹp thực quản không có rò (10%).
Loại B:
Hẹp thực quản và rò ở đoạn thực quản gần (<1%).
Loại C:
Hẹp thực quản và rò đoạn thực quản xa(85%).
Loại D:
Hẹp thực quản với rò cả đoạn thực quản gần và xa (<1%).
Loại E:
Rò nhưng không có hẹp thực quản (4%).
Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể đi kèm với các dị tật bẩm sinh khác như là khiếm khuyết tim, khuyết tật đốt sống, hẹp hậu môn và khuyết tật thận.
Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp thực quản là gì?
Hiện nay, căn bệnh này xảy ra là do khiếm khuyết trước khi sinh (còn được gọi là dị tật bẩm sinh). Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này, và gen cũng có thể là một trong các yếu tố gây bệnh.
Bên cạnh đó, cũng chưa có bất cứ bằng chứng rõ ràng nào cho thấy các bất thường này là di truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên, các số liệu lâm sàng lại cho thấy sự bất thường về gen trong di truyền có thể góp phần gây ra các bất thường này. Sau đây là nguy cơ gây ra bệnh hẹp thực quản là:
- Ở một số trường hợp bị hẹp thực quản sau khi sinh trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
- Nếu trường hợp nào có con bị mắc bệnh hẹp thực quản thì khả năng rất cao là đứa con thứ hai và ba cũng sẽ mắc bệnh.
- Sinh con sớm cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh.
Triệu chứng thường thấy của bệnh hẹp thực quản là gì?
Cho đến nay, đối với những trẻ em khi mắc căn bệnh này có thể xuất hiện các triệu chứng liên quan đến ăn và thở, bao gồm:
- Chảy quá nhiều nước bọt hoặc nước mũi trong mũi và miệng.
- Ho.
- Khó nuốt.
- Khó ăn.
- Khóc không ra tiếng.
- Khó thở sau khi khóc.
- Trào ngược axit liên tục.
- Da xanh khi cố gắng ăn.
Phương pháp điều trị bệnh hẹp thực quản như thế nào?
Thông thường, căn bệnh này thường được chẩn đoán khi mang thai, bác sĩ thường đưa ra lời khuyên cho sản phụ đợi cho đến khi bé được sinh ra mới bắt đầu điều trị.
Sau khi bé được sinh ra, bác sĩ có thể xem xét các tình trạng khác, chẳng hạn như trẻ có được sinh đủ tháng không, trọng lượng sinh và chức năng phổi từ đó sẽ chỉ định hướng điều trị tốt nhất cho trẻ như phương pháp phẫu thuật cho trẻ. Sau khi phẫu thuật, nếu trẻ có khả năng phục hồi, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật đóng đường dò và kết nối ống tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không hiệu quả nếu khoảng cách giữa các phân đoạn thực quản quá lớn.