Bệnh Hẹp Eo Động Mạch Chủ
Bệnh hẹp eo động mạch chủ là gì?
Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ bị hẹp bất thường. Chỗ hẹp thường nằm ở vị trí các mạch máu nhánh đến đầu và hai cánh tay. Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất nằm bên trái tim. Từ động mạch chủ, các động mạch nhánh nhỏ hơn dẫn máu và oxy từ tim đi nuôi cơ thể.
Tình trạng động mạch chủ bị hẹp bất thường.
Khi xuất hiện tình trạng trên nếu không được chữa trị, căn bệnh này sẽ hạn chế dòng chảy của máu ra khỏi tim. Khi đó tim sẽ phải co bóp mạnh hơn để đảm bảo lượng máu cho cơ thể, dẫn đến huyết áp cao, nhồi máu cơ tim hoặc suy tim và có thể dẫn tới đột quỵ.
Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp eo động mạch chủ là gì?
Bệnh Hẹp eo động mạch chủ là dị tật tim bẩm sinh xuất hiện từ trước khi trẻ ra đời. Một số trường hợp trẻ mắc các dị tật tim khác như van động mạch chủ 2 lá thay vì 3 lá, thông liên thất (ở thành giữa của tim có 1 lỗ hở) cũng sẽ dễ bị hẹp eo động mạch chủ.
Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm, hẹp động mạch chủ cũng xảy ra với người lớn sau khi gặp tai nạn hoặc chấn thương nghiêm trọng. Không những thế các bệnh như do xơ động mạch hoặc viêm động mạch làm bán kính động mạch nhỏ lại.
Bệnh Hẹp eo động mạch chủ là dị tật tim bẩm sinh xuất hiện từ trước khi trẻ ra đời.
Ngoài các nguyên nhân dẫn tới căn bệnh trên thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ khả năng mắc căn bệnh trên, bao gồm:
- Van động mạch chủ 2 lá thay vì 3 lá.
- Do ống động mạch: Ống động mạch nối động mạch phổi trái với động mạch chủ để đưa máu đến phổi. Ngay sau khi trẻ được sinh ra, ống động mạch của trẻ sẽ đóng lại. Ống động mạch vẫn còn mở sau khi trẻ được sinh ra gọi là dị tật còn ống động mạch.
- Hẹp van động mạch chủ.
- Hẹp van 2 lá.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh hẹp eo động mạch chủ là gì?
Thực tế hiện nay, các triệu chứng của Hẹp eo động mạch chủ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hầu hết các trường hợp bị mắc căn bệnh trên thường không có triệu chứng. Nhưng khi trẻ em có hẹp nghiêm trọng thì có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng sớm, nhưng đối với những trẻ bị nhẹ hơn thì khó có thể xuất hiện các triệu chứng tới khi trưởng thành. Ngoài ra khi mắc căn bệnh trên thì có thể có các dấu hiệu và triệu chứng của những khiếm khuyết khác của tim có thể mắc song song với hẹp eo động mạch chủ. Sau đây là các triệu chứng thường thấy ở trẻ nhỏ sau khi sinh bị mắc căn bệnh trên, bao gồm:
- Tím tái.
- Dễ kích thích.
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Khó thở.
- Chậm lớn.
Khó thở, chậm lớn và hay tím tái.
Nếu căn bệnh trên không được phát hiện hoặc điều trị kịp thời, thì trẻ có thể dẫn tới suy tim hoặc chết.
Đối với những trẻ lớn hơn hoặc người người lớn, căn bệnh trên thường không biểu hiện các triệu chứng vì tình trạng hẹp ít hơn. Nếu người bệnh có những dấu hiệu hay triệu chứng bộc lộ ra sau giai đoạn nhũ nhi( nhỏ hơn 12 tháng tuổi), họ thường sẽ có huyết áp cao khi đo ở tay. Tuy nhiên, huyết áp ở chân lại thấp hơn. Sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Cao huyết áp.
- Đau đầu.
- Yếu cơ.
- Chuột rút hay lạnh chân.
- Cháy máu cam.
- Đau ngực.
Cách điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ
Khi mắc phải căn bệnh trên, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cần được phẫu thuật kết hợp dùng thuốc điều trị tăng huyết áp và người bệnh phải ở bệnh viện trong nhiều ngày cho cuộc đại phẫu này.
Đối với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần mạch bị hẹp và nối các phần bình thường lại. Ngoài ra, một thủ thuật khác là dùng các mảnh ghép thay thế chỗ mạch không bình thường. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ dùng một phần mô của động mạch để ghép rộng phần mạch bị hẹp.
Nếu hẹp eo động mạch chủ tái phát sau khi chữa trị hoặc trẻ bị hẹp eo động mạch chủ ngày càng nặng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nong mạch. Trong phương pháp này, một thiết bị nhỏ như bong bóng sẽ chậm chậm được bơm vào để nới rộng phần mạch bị hẹp. Một ống thông nhỏ dạng lưới (stent) có thể được đặt vào chỗ hẹp để giúp mạch máu mở ra. Cách điều trị này không để lại nhiều sẹo lớn và thời gian phục hồi ngắn.
Người bệnh nên được theo dõi định kỳ vì mạch máu có thể bị hẹp lại sau khi được điều trị.
Bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nong mạch.
Phòng chống bệnh hẹp eo động mạch chủ
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
- Vận động thường xuyên: Người bệnh nên hỏi bác sĩ về mức độ bài tập thể dục mà họ nên tập.
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không nên phớt lờ bất kỳ triệu chứng nào của cơ thể.