Bệnh Hen Suyễn

Bệnh Hen Suyễn

Bệnh Hen suyễn là gì?

Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma) là một bệnh lý viêm mãn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào. Biểu hiện là phản ứng tắc nghẽn phế quản gây hẹp đường hô hấp có hồi phục do được kích thích bởi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao hay các kích thích về cảm xúc. Triệu chứng bệnh bao gồm những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm, đây là những dấu hiệu của suyễn. Giữa các cơn thì người bệnh cảm thấy bình thường.

Sự rối loạn có tính mãn tính đường hô hấp tạo ra sự phản ứng với các kích thích khác nhau, xác định là sự phản ứng quá mức ở cuống phổi, viêm, gia tăng sự tạo đờm và sự nghẽn đường thở từng cơn. Triệu chứng của suyễn có thể xếp từ nhẹ đến nguy hiểm đến tính mạng, có thể điều chỉnh bằng sự kết hợp của nhiều loại thuốc hay thay đổi lối sống.

Bệnh hen suyễn xuất hiện ở mọi độ tuổi và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn

Hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân phát sinh chính xác của bệnh hen phế quản. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tương tác giữa một số yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây nên bệnh hen suyễn, hầu hết thường tác động trong giai đoạn đầu.

Những yếu tố này gồm có:

- Tình trạng dị ứng có liên quan tới di truyền.

- Ba mẹ mắc bệnh hen suyễn.

- Mắc phải một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trong suốt thời thơ ấu.

- Hít phải một số chất gây dị ứng trong không khí hay tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng ở thời thơ ấu hoặc ở giai đoạn đầu đời khi hệ thống miễn dịch đang phát triển.

- Nếu bệnh hen phế quản hay dị ứng hiện diện trong gia đình bạn, việc tiếp với các chất kích thích (ví dụ như khói thuốc lá) có thể khiến đường hô hấp của bạn phản ứng mạnh hơn so với các chất trong không khí. 

Ngoài ra các chất gây dị ứng mà những người bị hen suyễn có thể gặp phải như:

- Chất gây dị ứng do bụi, lông súc vật, nấm mốc, phấn hoa từ cây, cỏ và hoa.

- Các chất kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất hoặc bụi tại nơi làm việc, các hợp chất có trong các sản phẩm trang trí nhà cửa và thuốc xịt (như keo xịt tóc).

- Các loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid và các loại thuốc chẹn beta không chọn lọc.

- Chất sunfit có trong thức ăn và nước uống.

- Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh.

- Các hoạt động thể chất, bao gồm cả tập thể dục.

Triệu chứng bệnh Hen suyễn

Các triệu chứng hen suyễn thay đổi từ người này sang người khác. Bạn có thể có các cơn hen suyễn không thường xuyên, chỉ có triệu chứng vào những thời điểm nhất định - chẳng hạn như khi tập thể dục hoặc có triệu chứng tất cả thời gian.

Các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn bao gồm:

- Khó thở.

- Đau thắt ngực hoặc đau.

- Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.

- Tiếng huýt sáo hoặc thở khò khè khi thở ra (thở khò khè là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn ở trẻ em).

- Các cuộc tấn công ho hoặc thở khò khè đang trở nên tồi tệ hơn do vi rút đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Các dấu hiệu cho thấy bệnh suyễn của bạn có thể xấu đi bao gồm:

- Dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn thường xuyên và khó chịu hơn.

- Tăng khó thở.

- Nhu cầu sử dụng ống hít nhanh chóng thường xuyên hơn.

Đối với một số người, dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn bùng phát trong những tình huống nhất định:

- Hen suyễn do tập thể dục, có thể tồi tệ hơn khi không khí lạnh và khô.

- Hen suyễn nghề nghiệp, được kích hoạt bởi các chất kích thích tại nơi làm việc như khí hóa học, khí hoặc bụi.

- Hen suyễn dị ứng, được kích hoạt bởi các chất trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc, chất thải, ô nhiễm không khí, khói thuốc, bụi...

Cách điều trị bệnh Hen suyễn

Thuốc corticosteroid dạng hít

- Thuốc corticosteroid dạng hít là một trong những loại thuốc phổ biến nhất dùng để điều trị hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn dị ứng. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tình trạng sưng viêm ở phổi. Thuốc có tác dụng chậm và thường mất vài giờ mới phát huy tác dụng.

Thuốc kháng Leukotriene

- Thuốc kháng Leukotriene giúp điều trị bệnh hen suyễn bằng cách ức chế những hóa chất gây viêm tiết ra bởi hệ miễn dịch.

- Ưu điểm của loại thuốc này là ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nó chỉ thích hợp dùng cho các trường hợp hen suyễn nhẹ.

Short-acting beta agonists (SABAs)

- SABAs là những loại thuốc làm giãn phế quản có tác dụng nhanh, giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh hen suyễn chỉ trong vòng vài phút. Những loại SABAs thường gặp là Salbutamol, Terbutalin và Fenoterol.

Long-acting bete agonists (LABAs)

- Đây là loại thuốc làm giãn phế quản, có tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc này đơn lẻ mà nên dùng kết hợp với một số loại thuốc trị hen suyễn khác. Ngoài ra, bạn nên lưu ý ngưng dùng thuốc ngay sau khi đã kiểm soát được cơn hen suyễn. Các loại thuốc LABAs phổ biến bao gồm Advair và Symbicort.

Thuốc kháng histamine

- Loại thuốc này giúp ức chế chất sinh học histamine trong cơ thể – một nhân tố chủ chốt gây ra các phản ứng dị ứng.

- Khi dùng thuốc kháng histamine kết hợp với Singulair hoặc các loại thuốc corticosteroid dạng hít có thể giúp bạn hạn chế tình trạng viêm mũi và viêm phổi. Loại thuốc này tương đối rẻ, ở dạng thuốc không kê toa và ít có tác dụng phụ. Do vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng ở các hiệu thuốc.

Thuốc Omalizumab (Xolair)

- Xolair là một trong những loại thuốc chuyên trị hen suyễn dị ứng. Thuốc có tác dụng gắn kết với Globulin miễn dịch E (IgE), làm giảm lượng IgE tự do gây kích hoạt các quá trình dị ứng.

- Loại thuốc này có giá khá đắt nên thường được sử dụng cho các trường hợp hen suyễn nghiêm trọng.

Liệu pháp miễn dịch

- Liệu pháp miễn dịch thường được áp dụng trong việc điều trị các trường hợp hen suyễn dị ứng nhẹ. Trước khi áp dụng liệu pháp này, bạn nên nhận diện được các chất gây dị ứng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc có chứa một lượng nhỏ chất gây dị ứng cho bạn mỗi tuần một lần. Trong 4 đến 6 tháng tiếp theo, liều lượng tiêm sẽ là 3 – 4 tuần một lần. Để miễn dịch với các chất gây dị ứng hiệu quả, bạn có thể phải mất đến vài năm.

Thuốc corticosteroid dạng uống 

- Thuốc corticosteroid dạng uống là thuốc trị hen suyễn có tác dụng ngắn, giúp cắt giảm các cơn hen cấp tính một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể để lại tác dụng phụ nếu bạn sử dụng trong thời gian dài.

- Nếu các triệu chứng của hen suyễn kéo dài và các loại thuốc thông thường không thể kiểm soát được chúng thì bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc corticosteroid dạng uống dùng trong 4 đến 5 ngày để giúp bạn hồi phục sức khỏe. Các loại thuốc corticosteroid dạng uống (như Prednisone) sẽ mất từ 4 đến 6 giờ để phát huy tác dụng.

Thuốc Theophylline

- Theophylline (còn được gọi là Theo-24 hay Uniphyl) là một loại thuốc giúp giãn phế quản, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của hen suyễn như thở khò khè, tức ngực, đặc biệt là chứng ho về đêm.

- Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể xuất hiện những tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc các vấn đề về thần kinh. Do đó, bạn nên dùng thuốc với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng, tình trạng nghiêm trọng của bệnh hen suyễn mà bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc điều trị phù hợp.

Cách phòng chống bệnh Hen suyễn

 

1. Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc:

Khói thuốc chứa nhiều hóa chất gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Những người bị hen có hiện tượng viêm mạn tính ở đường hô hấp, nếu hút thuốc hay hít thụ động từ người hút thuốc tình trạng viêm cũng sẽ nặng thêm lên và đưa đến cơn hen cấp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các yếu tố gây kích ứng đường thở khác như mùi thơm, mùi hắc, phấn hoa, các loại bụi, hóa chất...

2. Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh:

Không khí lạnh chính là tác nhân dễ khiến bạn mắc đợt cấp của hen phế quản, vì vậy hãy hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh, giữ ấm cho cơ thể trong trường hợp phải đi ra ngoài.

3. Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng:

Người bệnh nên theo dõi và ghi chép vào ghi chú để xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn hen để phòng ngừa và cách ly. Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm tôm, cua, nhộng tằm...

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc:

Người bệnh cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc giảm đau aspirin...

5. Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp:

Cảm lạnh, cúm, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm phế quản, nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm xoang, viêm phổi là tác nhân gây khởi phát cơn hen khá phổ biến. Bệnh nhân cần rửa tay thường xuyên, tránh những người nhiễm cúm, những nơi tập trung đông người, điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

6. Tập thể dục rèn luyện nâng cao sức khỏe:

Trước khi tập thể dục bệnh nhân cần phải làm ấm cơ thể, xịt thuốc giãn phế quản truớc khi tập, tránh không khí lạnh và khô, áp dụng bài tập thể dục phù hợp với khả năng. Trong lúc tập thể dục bệnh nhân lưu ý thở đường mũi và hoàn thành bài tập từ từ, tránh tập quá lâu và gắng sức có thể gây khởi phát cơn hen.

7. Đối phó với ô nhiễm môi trường:

Bụi, ô nhiễm hay thời tiết quá lạnh, ẩm ướt khắc nghiệt thì nên hạn chế đi ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài cần mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn và mang khẩu trang sẽ giúp tránh hít phải khói, bụi và các mùi khó chịu.

Tương tự như cách bệnh khác, để điều trị bệnh Hen suyễn 1 cách hiệu quả, thì mỗi người phải tự ý thức bằng việc phòng ngừa bệnh sớm nhất và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...