Bệnh Gút (hay còn gọi là bệnh Gout)

Bệnh Gút (hay còn gọi là bệnh Gout)

Bệnh Gút là gì?

Bệnh gút (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp goutte /ɡut/) hay còn gọi là thống phong, là một dạng viêm khớp gây đau đớn nhất, thường gặp do sự tích tụ quá nhiều acid uric, được sinh ra từ sự phân hủy các chất purin, tích tụ trong máu quá nhiều. Thông thường, acid uric sẽ được hòa tan trong máu và bài tiết qua thận, sau đó được đưa ra ngoài qua đường nước tiểu. Nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin, sẽ khiến lượng aicd uric trong cơ thể tăng cao và thận không thể bài tiết hoàn toàn. Lâu ngày, những tinh thể acid uric lắng đọng càng nhiều sẽ gây ra bệnh gút.

Đặc trưng của bệnh gút đó là các khớp bị sưng, nóng đỏ, gây đau nhức, làm người bệnh khó cử động một hay nhiều khớp. Vị trí khớp thường bị tổn thương nhất đó là ngón chân cái, mắt cá chân, khớp tay... Những cơn đau có thể đột ngột xuất hiện giữa đêm làm người bệnh đau buốt không thể ngủ được. Khi bệnh càng nặng thì xuất hiện các hạt tophi ở các khớp và mô mềm dưới da, cùng với biểu hiện này là những cơn đau nặng ở các khớp.

Bệnh gút xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Theo thống kê trong số những ca mắc bệnh gút thì có đến 90% bệnh nhân là nam nhưng phụ nữ vẫn có thể bị mắc bệnh gút nhất là thời kì tiền mãn kinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh Gút

Nguyên nhân của bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể.

Việc tích quá nhiều axit uric và urat có thể khiến cho người bệnh gặp những vấn đề sau:

- Xuất hiện các tinh thể axit uric đọng lại ở các khớp xương.

- Các tinh thể lắng đọng đó sẽ xuất hiện theo từng cục lớn dưới lớp biểu bì da.

- Nguy cơ hình thành sỏi thận bởi các axit uric lắng đọng lại cả ở trong thận.

- Bệnh khiến các khớp bị sưng tấy, nóng đỏ gây đau, cứng khớp.

Các axit uric ra đời là do sự phân hủy của các purin có nhiều trong cơm, các loại đậu, gan và đậu Hà Lan khô. Cơ chế hoạt động của axit uric là hòa tan trong máu, sau đó bài tiết qua thận và cuối cùng ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Tuy nhiên trường hợp mà axit uric không thể hòa tan và tích tụ lại trong máu gây tình trạng tăng uric huyết, khi axit uric vượt quá giới hạn sẽ khiến người bệnh bị Gút.

Vì vậy, chúng ta có thể tìm hiểu được một số nguyên nhân mắc bệnh Gút như sau:

- Sự tăng cao của số lượng axit uric trong cơ thể

- Thận không thể bài tiết được khiến cho axit uric lắng đọng gây sỏi thận.

- Ăn nhiều thực phẩm có chứa purin.

Ngoài ra Gút do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nó không hề được giới hạn cố định bởi yếu tố nào. Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh Gút:

- Do di truyền, nếu trong gia đình bạn có người đã từng mắc gout thì khả năng mắc bệnh của bạn là rất cao.

- Ăn nhiều những thực phẩm và đồ ăn có chứa nhiều purin.

- Những đối tượng uống nhiều rượu bia.

- Người béo phì.

- Cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hủy purin do người bệnh gặp các khuyết điểm về enzim.

- Đã từng trải qua cây ghép các bộ phận.

- Đang sử dụng vitamin niacin.

- Uống thuốc lợi tiểu.

Triệu chứng bệnh Gút

Không quá khó để nhận biết các triệu chứng của bệnh gút vì bệnh này có những biểu hiện khá rõ ràng và đặc trưng như sau:

Triệu chứng bệnh Gút giai đoạn đầu

- Ngón chân cái đau nhức bất thường vào ban đêm, cơn đau có thể kéo dài vài giờ.

- Vùng khớp sưng đau bong tróc da kèm theo ngứa ngáy. Vùng da quanh khớp còn tấy đỏ như nhiễm trùng.

- Người bệnh sốt nóng, sốt rét, việc cử động khớp hoặc vận động cơ thể khó khăn.

- Xuất hiện các hạt tophi xung quanh khớp hoặc mang tai. Hạt tophi là những cục mềm dưới da, chúng xuất hiện do sự tích tụ acid uric trong máu.

- Người bệnh gặp phải các cơn đau do viêm khớp. Những khớp này bị sưng, sờ thấy nóng và đau, nhất là khớp ở ngón chân cái.

- Những cơn đau của bệnh thường xuất hiện một vài ngày hoặc 1 vài tuần rồi biến mất. Khoảng 2 năm sau chúng có thể xuất hiện và làm phiền người bệnh. Do vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân lầm tưởng mình đã khỏi bệnh nên không tiếp tục điều trị.

Triệu chứng bệnh Gút ở giai đoạn nặng

- Người bệnh gặp các cơn đau khớp thường xuyên và kéo dài. Chúng xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau.

- Bệnh nhân bị bệnh gout có thể gặp các cơn đau nhẹ trong vài tiếng hoặc vài ngày. Chúng cũng có thể là những cơn đau dai dẳng suốt hàng tuần hoặc hàng tháng. Các cơn đau có tần suất không rõ ràng, nhưng nếu để lâu chúng sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn.

- Khớp bị biến dạng, có triệu chứng co cứng, thậm chí là người bệnh bị teo cơ.

- Tay, chân, cổ tay, cổ chân, xung quanh khớp… xuất hiện nhiều u cục.

- Túi dịch đệm của khuỷu tay và đầu gối bị sưng.

- Ở giai đoạn này, biến chứng của bệnh gút có thể là vấn đề tim mạch, sỏi thận, suy thận...

 

Cách điều trị bệnh gút

Dựa trên các nguyên tắc điều trị bệnh Gút, biện pháp dùng thuốc điều trị bệnh Gút thường theo hai hướng điều trị như các đợt Gút cấp tính và làm giảm nồng độ axit uric trong máu nhằm ngăn chặn sự hình thành các hạt tophi tại khớp xương. Theo đó các bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc sau đây:

Thuốc chống viêm

Giúp giảm đau, kháng viêm, ngăn chặn sự cọ xát của tinh thể muối natri urat vào khớp xương. Loại thuốc này được sử dụng trong giai đoạn bệnh nhân xuất hiện cơn viêm khớp gút cấp tính.

Thuốc đặc trị bệnh gút

Sau khi cơn viêm khớp gút cấp tính được điều trị, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc làm ức chế tổng hợp axit uric trong máu, đào thải axit uric ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết, từ đó nồng độ axit uric giảm xuống trở về mức bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, các loại thuốc bổ trợ làm kiềm hoá hoặc làm loãng nước tiểu, bổ sung dưỡng chất làm phục hồi xương khớp, tăng cường miễn dịch,... cũng được kê đơn giúp điều trị Gút hiệu quả nhất.

Dao châm cứu He-ne

- Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp Dao châm cứu He-ne hỗ trợ điều trị viêm khớp gút cấp tính và mạn tính.

- Dao châm He-ne thông qua các huyệt vị trên cơ thể, tác động vào các khớp xương, dẫn truyền vào trong đó một lượng thuốc phù hợp điều trị bệnh gút.

Ưu điểm của phương pháp này là:

   + Ít tổn thương: Đầu dao châm siêu nhỏ, có kích thước tương đương với kim châm cứu nên vết thương rất nhỏ, không gây đau, không chảy máu, không để lại sẹo. Bên cạnh đó, thuốc được dẫn truyền trực tiếp vào khớp xương nên không gây ảnh hưởng đến các cơ quan gan, thận, dạ dày, tá tràng.

   + Chính xác: Dao châm He-ne tiếp cận trực tiếp vào các khớp xương, do đó phương pháp này không ảnh hưởng đến các mô tế bào xung quanh và điều trị tổn thương chính xác.

       + Hiệu quả cao: Dao châm He-ne giúp bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, làm lưu thông mạch máu, đánh tan các tinh thể muối natri urat bám ở khớp xương, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. 98% bệnh nhân cảm thấy cơn đau giảm sau khi thực hiện thủ thuật.

Vật lý trị liệu

Nhằm tăng tốc độ điều trị bệnh Gút, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các phương pháp vật lý trị liệu cần thiết như châm cứu, bài tập vận động, máy vật lý trị liệu,...

Cách phòng chống bệnh Gút

Bổ sung nước

Nước giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, vì vậy cần tăng cường uống nước giúp phòng tránh được bệnh thống phong.

Giảm cân nặng

Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy lại càng làm tăng acid uric máu.

Tăng cường thực phẩm chứa ít purine

Những loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ là những thực phẩm có lượng purine thấp. Những thực phẩm này có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu. Quả anh đào và quả mâm xôi được các chuyên gia khuyên nên dùng.

Tránh ăn quá nhiều đạm động vật

Các thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu, sò, trai,... Các loại thức ăn cay, nóng. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.

Không uống rượu, hạn chế uống bia, đồ uống có ga

Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.

Kiểm tra định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần

Nếu thấy có dấu hiệu của bệnh gút hãy nhanh chóng khám và điều trị ngày còn sớm.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...