Bệnh giun kim ở trẻ em là gì?
Bệnh giun kim là bệnh ký sinh trùng đường ruột hay gặp ở trẻ em, với đặc điểm lâm sàng là ngứa quanh hậu môn và hội âm, khiến trẻ ngủ không yên, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ từ 2-9 tuổi là cao nhất.
Giun kim có màu trắng sữa, hình dáng mảnh như sợi chỉ, giun đực dài chừng 2-5mm, giun cái 8-13mm, ký sinh ở manh tràng, đại tràng, trực tràng. Giun đực, giun cái khác nhau, sau khi giao phôi, giun đực nhanh chóng chết, theo phân ra ngoài, giun cái có chửa liền di chuyển xuống dưới, đêm đến khi con người ngủ thì chui ra ngoài hậu môn, đẻ hàng loạt trứng ở chỗ da nhăn quanh hậu môn và hội âm, sau đó chết hàng loạt. Trong vòng sáu giờ, trứng giun phát triển thành trứng lây nhiễm, qua miệng hoặc mũi con người, xâm nhập vào đường ruột, nở ra trong dạ dày và ruột non. Ấu trùng nở ra di chuyển đến ruột non rồi xuống đại tràng phát triển thành giun trưởng thành. Từ trứng giun xâm nhập cơ thể con người mà phát triển thành giun trưởng thành khoảng 2 - 4 tuần. Tuổi thọ của giun cái chừng 4 - 8 tuần.
Giun kim không cần vật mang ký sinh trùng trung gian. Người bệnh chính là nguồn lây nhiễm duy nhất, chủ yếu là thông qua ăn uống các thực phẩm nhiễm trứng giun hoặc qua tay dính trứng giun hoặc hít phải bụi bặm chứa trứng giun hoặc ấu trùng nở ra quanh hậu môn lại chui lại vào hậu môn gây nhiễm giun ngược. Cứ tuần hoàn liên tục như vậy mà hình thành bệnh giun kim.