Bệnh giả gout dễ nhầm lẫn với gout

Bệnh giả gout dễ nhầm lẫn với gout

Bệnh giả gout (gút) là tình trạng gặp những cơn sưng đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp xương của bạn. Các cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Khớp thường bị ảnh hưởng nhất là khớp gối. Những khớp khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay và vai.

Do sự tương đồng về triệu chứng với bệnh gout nhưng không cùng nguyên nhân nên bệnh này được gọi là bệnh giả gout.

Nguyên nhân gây ra các cơn đau của bệnh giả gout là sự thải ra và tích tụ các tinh thể calcium pyrophosphate (CPPD)  vào khớp, còn gout là do tinh thể monosodium urate - MSU (còn gọi tinh thể acid uric).

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng của bệnh giả gout là khớp đột ngột đau, sưng, nóng và tấy đỏ. Cơn đau thường dai dẳng và càng tệ nếu bạn di chuyển. Những hoạt động thường ngày như đi bộ, thay quần áo và mang vác trở nên khó khăn. Thỉnh thoảng, bạn có thể bị đau nhiều khớp cùng lúc.

Dù xuất hiện không báo trước nhưng những triệu chứng trên cần sự kích phát bởi điều kiện nhất định như phẫu thuật hoặc tình trạng bệnh khác và luôn biến mất sau thời gian điều trị. Nếu không chữa trị, bệnh sẽ kéo dài nhiều tuần hoặc hơn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu khớp bạn bị đau đột ngột và sưng. Càng chần chừ, bệnh giả gout có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Cụ thể như:

  • Gây tổn thương sụn khớp và khớp sau nhiều năm.
  • Dẫn đến thoái hóa khớp nặng.
  • Gây viêm khớp mạn tính và tàn tật.

Nguyên nhân bệnh giả gout

Mặc dù không rõ tại sao tinh thể CPPD (calcium pyrophosphate dihydrate) hình thành, chúng xuất hiện có liên quan đến quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi có tinh thể CPPD trong các khớp xương của họ, nhưng hầu hết không có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giả gout.

Khả năng phát triển bệnh khi tinh thể CPPD hình thành do các nguyên nhân:

  • Gia đình có người bị bệnh giả gout.
  • Chấn thương, hoặc phẫu thuật khớp bị ảnh hưởng.
  • Một số bệnh như cường cận giáp và amyloidosis.
  • Bệnh giả gout là chứng bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate. Tình trạng này có thể gây vôi hóa sụn khớp và thoái hóa khớp cũng như giả gút, mặc dù không nhất thiết phải có tất cả những biểu hiện này.

Tỷ lệ mắc bệnh giả gout tăng theo độ tuổi, khoảng 10 - 15% số người ở độ tuổi 65 - 75 và tới 30 - 50% ở những người trên 85 tuổi. Tỷ lệ mắc các cơn cấp hàng năm là 1,3/1000 người lớn. Tỷ lệ nam/ nữ là 1,5/1, thấp hơn nhiều so với trong bệnh gout là 9/1 (bệnh gout bị chủ yếu là nam giới).

Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguy cơ mắc bệnh giả gout cao hơn nếu bạn có quá nhiều canxi hoặc sắt trong máu hoặc quá ít magiê.

Phương pháp điều trị và thuốc

Bệnh giả gout, điều trị nhằm mục đích giảm cơn đau và sưng. Không có phương pháp điều trị có thể loại bỏ các tinh thể CPPD của khớp xương dẫn đến bệnh giả gout.

Phương pháp điều trị để làm giảm cơn đau và viêm giả gout bao gồm:

  • Chống viêm không steroid (NSAID). Chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác), naproxen (Aleve) và indomethacin (Indocin). NSAIDs có thể gây chảy máu dạ dày và giảm chức năng thận, đặc biệt là ở người lớn tuổi, do đó, thảo luận về những rủi ro này với bác sĩ.
  • Colchicine: Thuốc này làm giảm viêm nhiễm ở những người bị bệnh gout, nhưng nó cũng có thể hữu ích ở những người bị giả gout, những người không thể dùng NSAIDs. Tác dụng phụ bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa. Tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm ức chế tủy xương và chảy máu ruột. Để giảm thiểu những rủi ro này, bác sĩ sẽ kê toa với liều thấp nhất có thể để theo dõi - thường không quá hai viên thuốc mỗi ngày.
  • Tiêm nội khớp: Để giảm đau và áp lực trong khớp bị ảnh hưởng, Bác sĩ dùng một cây kim và loại bỏ một số dịch khớp. Sau đó tiêm corticosteroid để giảm viêm và thuốc tê để tạm thời tê khớp.
  • Nghỉ ngơi: Giữ khớp bị ảnh hưởng nghỉ ngơi, ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau và sưng. Bác sĩ có thể khuyên nên hạn chế hoạt động trong một thời gian ngắn.
  • Bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật hút và thay dịch khớp cho bạn nếu chữa bằng thuốc không thành công. Đây là liệu pháp giảm đau nhanh nhất và bạn sẽ khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật.

Cách chẩn đoán bệnh giả gout?

Do triệu chứng của bệnh giả gout giống với bệnh gout và một số bệnh viêm nhiễm khác nên để chẩn đoán, bác sĩ cần tiến hành một số kiểm tra sau:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề ở tuyến giáp, tuyến cận giáp cũng như sự mất cân bằng khoáng chất có thể liên quan đến bệnh giả gout.
  • Rút dịch khớp ở khớp bị đau và tìm các mảnh canxi pyrophotphat gây gút giả dưới kính hiển vi.
  • Chụp X-quang khớp bị đau thường có thể giúp bác sĩ tìm thấy các tổn thương và các tinh thể tích tự trong sụn khớp.
  • Loại trừ nguyên nhân khác gây đau khớp như nhiễm trùng, chấn thương và viêm khớp dạng thấp.   

Bệnh giả gout không liên quan tới chế độ ăn

Trong khi bệnh gout liên quan tới rối loạn chuyển hóa purin, gây dư thừa acid uric trong máu và điều trị bệnh gout đồng thời phải điều chỉnh một chế độ ăn kiêng thì bệnh giả gout lại khác hoàn toàn. Chế độ ăn kiêng không ảnh hưởng đến sự khởi phát hay phát triển của bệnh giả gout. Do đó, sự thay đổi chế độ ăn uống không giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Mặc dù các tinh thể calcium pyrophosphate kết hợp với giả gout liên quan tới canxi, nhưng không có bằng chứng khoa học chứng minh ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi gây ra sự phát triển của giả gout.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...