Bệnh ghẻ là gì và hướng điều trị căn bệnh này như thế nào?
Bệnh ghẻ là gì?
Bệnh ghẻ xuất hiện là do một loại rệp nhỏ sarcoptes scabiei gây ra. Sau khi bám lên da loại rệp này chui sâu vào trong gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Và tình trạng này sẽ dữ dội hơn vào ban đêm dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như lở loét, nhiễm trùng da. Ngoài ra, rệp có thể sống trong da đến 2 tháng.
Những nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ?
Cho đến nay, nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do rệp, loài vật nhỏ có 8 chân và chỉ được thấy trên kính hiển vi. Rệp xâm nhập trong da để đẻ trứng. Sau khi trứng nở, ấu trùng di chuyển tới bề mặt của da để tiếp tục trưởng thành và lây lan sang các khu vực khác hoặc lây qua da của người khác. Những con ve, trứng và chất thải của chúng kích hoạt hệ miễn dịch cơ thể, gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi ban đỏ.
Nếu tiếp xúc cơ thể gần gũi về hay sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, ngủ chung giường với người bị ghẻ, rệp có thể lây lan.
Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể từ gia súc hay vật nuôi.
Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
- Sử dụng thuốc steroid hoặc phương pháp điều trị tương tự khác như thuốc trị viêm khớp dạng thấp.
- Tiếp xúc da trực tiếp với một ai đó bị ghẻ.
- Đang trải qua hóa trị liệu.
Những triệu chứng của bệnh ghẻ là gì?
Sau khi mắc bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau sáu tuần. Nếu trường hợp nào đã từng mắc bệnh, thì các triệu chứng thường xuất hiện sớm hơn, chỉ trong vòng một vài ngày sau khi bị bệnh.
Sau đây là một số triệu chứng thường gặp của ghẻ bao gồm:
- Ngứa dữ dội và phát ban, thường nặng hơn vào ban đêm.
- Có những dấu vết nhỏ, ngoằn ngoèo của hang rệp trên da.
- Xuất hiện những mụn nước hay u nhỏ nhạt màu trên da.
- Nếu bị ghẻ đóng vảy, trên da xuất hiện lớp vỏ dày chứa hàng ngàn con ve và trứng.
- Lớp vảy thường xám, dày và hay vỡ vụn ra khi chạm vào.
Ở người trưởng thành và trẻ lớn, các triệu chứng như sau:
- Giữa các ngón tay.
- Trong nách.
- Vùng eo.
- Các nếp gấp ở cổ tay.
- Vùng khuỷu tay bên trong.
- Lòng bàn chân.
- Vùng quanh vú.
- Xung quanh khu vực bộ phận sinh dục nam.
- Trên mông.
- Đầu gối.
- Bả vai.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vị trí nhiễm ghẻ thường ở các vùng như:
- Da đầu.
- Mặt.
- Cổ.
- Lòng bàn tay.
- Lòng bàn chân.
Những phương pháp điều trị bệnh ghẻ như thế nào?
Hiện nay, để điều trị căn bệnh này, bệnh nhân cần phải dùng thuốc để loại bỏ rệp. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kem dưỡng hay thuốc mỡ bôi để trị rệp. Bệnh nhân cần bôi toàn cơ thể từ cổ trở xuống và giữ trong vòng ít nhất 8 tiếng.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình và người thân cận khác, mặc dù họ không có dấu hiệu bị bệnh, để ngăn chặn lây lan.
Sau đây là một số loại kem trị ghẻ có thể được bác sĩ chỉ định các như:
- Kem permethrin 5%: Đây là một loại kem bôi có chứa hóa chất diệt ghẻ và trứng. Người lớn, phụ nữ mang thai và trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng được thuốc.
- Benzyl benzoat lotion 25%.
- Thuốc mỡ lưu huỳnh 10%.
- Kem crotamiton 10%: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc một lần trong một hoặc hai ngày. Tuy nhiên, không nên sử dụng thường xuyên, thuốc có thể không hiệu quả. Thuốc không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Lindan lotion 1%: Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi các loại thuốc khác không có hiệu quả. Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người già hoặc bất cứ ai nặng ít 50kg không được phép sử dụng thuốc này.
Ngoài ra, ivermectin (thuốc uống dành cho những trường hợp có hệ miễn dịch suy giảm) dùng cho bệnh nhân bị đóng vảy ghẻ hoặc không đáp ứng với các loại kem dùng ngoài. Ngoài ra, trong năm 2016, một nghiên cứu cho thấy dầu cây tràm trà có tác dụng tốt cho việc trị ghẻ ngứa vì tính chất sát khuẩn cao.
Mặc dù các loại thuốc có thể diệt rệp nhanh, nhưng bệnh nhân vẫn cần vài tuần để các triệu chứng ngứa biến mất hoàn toàn.