Bệnh Gai Xương

Bệnh Gai Xương

Gai xương là bệnh gì?

Bệnh gai xương là tình trạng khi xương xuất hiện những phần cứng xuất phát từ xương. Và đa phần các gai xương thường không gây ra triệu chứng và thường người bệnh không để ý trong một thời gian dài đến khi có vấn đề xảy ra như bị chấn thương. Tuy nhiên có một số loại gai xương không gây đau, nhưng một số khác thì lại gây ra nhiều đau đớn. Và thực tế căn bệnh này thường không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp, tuy nhiên đôi lúc việc điều trị có thể xảy ra phụ thuộc vào phần xương nào có gai và bệnh gây triệu chứng thế nào.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh gai xương?

Hiện nay, nguyên nhân chính của căn bệnh trên là do viêm, thường là viêm khớp xương hoặc viêm gân. Và đối với những tình trạng này, cơ thể sẽ cố gắng chữa lành bằng cách huy động canxi trực tiếp vào các vùng bị ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành gai xương. Ngoài ra, khi bị viêm ở các vị trí khác nhau cũng có thể dẫn đến gai xương, ví dụ như gai cột sống là do viêm dây chằng cột sống; gai gót chân là do viêm dây chằng Achilles, v.v...

Sau đây là những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai xương bao gồm:

Khi nói về các vấn đề xương, người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Và bệnh gai xương thường xảy ra ở người trên 60 tuổi hoặc hơn, nhưng không có nghĩa là người trẻ không bị bệnh này.

Ngoài ra, chấn thương, thoái hóa khớp, đĩa đệm hay thậm chí tư thế sai đều có thể gây ra gai xương bất cứ nơi nào trên cơ thể. Tuy nhiên, di truyền và dinh dưỡng cũng có thể liên quan đến căn bệnh này. Và những trường hợp bị viêm khớp xương, viêm khớp hoặc hẹp cột sống sẽ dễ mắc bệnh gai xương.

Triệu chứng thường thấy của bệnh gai xương là gì?

Triệu chứng đầu tiên gặp ở bệnh gai xương là đau, sau đó là tê và nhạy đau ở các vùng bị ảnh hưởng.

Nếu bị gai xương ở gót chân, người bệnh sẽ đau chân và đi lại khó khăn. Vì gai cột sống có thể gây tê, đau, yếu và ảnh hưởng đến tư thế.

Cách điều trị bệnh gai xương như thế nào?

Để điều trị căn bệnh này, thời gian đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc thuốc tiêm tại chỗ để làm giảm viêm. Tuy nhiên, phương pháp này lệ thuộc vào vùng bị gai xương. Còn đối với những trường hợp nặng gai xương gây các vấn đề về thần kinh, thì bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân cần phải phẫu thuật bỏ các gai.

Tuy nhiên một số phương pháp điều trị thông dụng khác có thể được áp dụng như tập thể dục để tăng cường độ vững chắc của xương cũng như sức chịu đựng của cơ, chế độ ăn lành mạnh cung cấp các chất dinh dưỡng cho xương. Và bệnh gai xương không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp nếu không làm cản trở hoạt động hằng ngày của người bệnh.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...