Bệnh Động Mạch Cảnh
Bệnh động mạch cảnh là gì?
Bệnh động mạch cảnh (tên tiếng Anh là Carotid Artery Disease), động mạch cảnh xuất phát từ động mạch chủ ở trong ngực đi lên 2 bên cổ và sau đó cho nhánh vào não nằm trong sọ. Chức năng của động mạch cảnh là cung cấp máu cho não. Khi động mạch cảnh trở nên hẹp hoặc tắc nghẽn thì được gọi là bệnh động mạch cảnh. Căn bệnh trên là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe vì nó có thể gây ra đột quỵ.
Động mạch cảnh xuất phát từ động mạch chủ ở trong ngực đi lên 2 bên cổ và sau đó cho nhánh vào não nằm trong sọ.
Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch cảnh là gì?
Căn bệnh trên được gây ra bởi tình trạng tích tụ các mảng chất béo trong lòng động mạch dẫn máu đến não. Các mảng bám này bao gồm cholesterol, canxi, mô sợi và các mảnh vụn tế bào khác tụ tập lại ở vị trí tổn thương trong lòng động mạch. Quá trình này gọi là xơ vữa động mạch. Các động mạch cảnh bị gây tắc bởi mảng bám trở nên cứng và hẹp lại. Các động mạch này gặp khó khăn trong việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho não để hoạt động bình thường.
Các mảng bám này bao gồm cholesterol, canxi, mô sợi và các mảnh vụn tế bào khác tụ tập lại ở vị trí tổn thương trong lòng động mạch.
Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh Động mạch cảnh bao gồm:
- Cao huyết áp:
Việc tăng áp lực lên thành động mạch có thể làm chúng bị yếu đi và dễ bị tổn thương.
- Hút thuốc:
Chất Nicotine trong thuốc có thể kích thích lớp áp trong của động mạch. Hút thuốc cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp.
- Tiểu đường:
Bệnh tiểu đường làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo, làm tăng khả năng bị tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
- Tăng mức mỡ máu:
Tăng mức cholesterol LDL (lipoprotein nồng độ thấp) và triglyceride, một loại mỡ máu, làm tăng sự tích tụ của các mảng bám.
- Tiền căn gia đình:
Nguy cơ bệnh động mạch cảnh sẽ tăng cao nếu có người thân bị xơ vữa động mạch hoặc bệnh động mạch vành.
- Tuổi tác:
Theo tuổi tác động mạch trở nên kém giãn nở và dễ bị tổn thương.
- Béo phì:
Tăng cân làm tăng khả năng bạn bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch và tiểu đường.
- Ngưng thở khi ngủ:
Bị ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng khả năng bị đột qụy.
- Thiếu vận động:
Điều này góp phần làm tổn thương động mạch, bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh động mạch cảnh là gì?
Ở giai đoạn đầu, căn bệnh trên không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào. Vì thế, người bệnh thường sẽ không chú ý đến các triệu chứng xảy ra cho đến khi nó làm giảm lượng máu đến não một cách trầm trọng, gây ra đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua (có thể hiểu là thoáng thiếu máu não). Sau đây là các triệu chứng thường thấy của đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua bao gồm:
Ở giai đoạn đầu, căn bệnh trên không biểu hiện bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào.
- Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt hoặc tay chân, thường xảy ra ở một bên cơ thể.
- Đột ngột gặp khó khăn trong việc nói và hiểu ngôn ngữ.
- Đột ngột gặp khó khăn trong việc nhìn ở một hoặc hai bên mắt.
- Đột ngột thấy chóng mặt mất thăng bằng.
- Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
Cách điều trị bệnh động mạch cảnh
Mục đích điều trị bệnh động mạch cảnh là để ngăn ngừa đột qụy. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng tắc nghẽn trong động mạch cảnh.
Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ (tắc nhẹ hoặc vừa) bác sĩ có thể đề nghị:
- Thay đổi lối sống để làm chậm quá trình xơ vữa động mạch. Bác sĩ có thể khuyên người bệnh bỏ hút thuốc, giảm cân, ăn các loại thức ăn lành mạnh, giảm muối và tập thể dục thường xuyên.
- Uống thuốc để kiểm soát huyết áp và làm giảm cholesterol. Bác sĩ có thể cũng sẽ đề nghị uống thuốc đặc trị mỗi ngày hoặc thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa cục máu đông.
Thay đổi lối sống để làm chậm quá trình xơ vữa động mạch.
Nếu bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng (tắc nặng hoặc nếu người bệnh đã từng bị cơn thoáng thiếu máu não hay đột qụy) bác sĩ có thể đề nghị lấy tắc nghẽn ra khỏi động mạch. Các cách điều trị bao gồm:
- Thủ thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là điều trị tốt nhất. Sau khi rạch một đường trước cổ, bác sĩ mở động mạch cảnh và lấy bỏ mảng bám. Động mạch sau đó sẽ được khâu làm lành lại.
- Đặt stent động mạch cảnh: Nếu tắc nghẽn gây nhiều khó khăn cho thủ thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hoặc sức khỏe người bệnh đang trong tình trạng nguy hiểm không thể làm phẫu thuật được, người bệnh sẽ được gây tê vùng và khi đó một bóng nhỏ được chèn vào khu vực bị tắc thông qua catheter. Bóng đó sẽ phình ra để mở rộng động mạch, và một ống nhỏ (stent) sẽ được luồn vào để giữ cho động mạch không bị hẹp nữa.
Phòng chống bệnh động mạch cảnh
Ngưng sử dụng thuốc lá trong mọi lúc.
- Không hút thuốc.
- Duy trì cân nặng vừa đủ: Thừa cân góp phần tăng các yếu tố nguy cơ khác như cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường và chứng ngưng thở khi ngủ.
- Hạn chế Cholesterol và chất béo: Giảm mỡ bão hòa sẽ làm giảm sự tích tụ các mảng bám trong động mạch.
- Ăn đa dạng các loại trái cây và rau quả vì chứa nhiều chất dinh dưỡng như Kali, Folate và chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi đột quỵ hoặc cơn thoáng thiếu máu não.
- Hạn chế muối: Nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp ở những người nhạy cảm với natri. Các chuyên gia khuyến cáo một người lớn khỏe mạnh nên ăn ít hơn 1500 mg natri mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Hạn chế rượu cồn.
- Kiểm soát các bệnh mãn tính: Kiểm soát các bệnh như tiểu đường và cao huyết áp có thể giúp bảo vệ động mạch.