Bệnh Động Kinh

Bệnh Động Kinh

Bệnh động kinh là gì?

Động kinh hay giật kinh phong theo tên gọi dân gian có tên tiếng Anh là Epilepsy, là một chứng bệnh hệ thần kinh do sự xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo ra nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ.

Cơn động kinh bao gồm các triệu chứng có thể thay đổi từ rất ngắn gọn và gần như không thể phát hiện, xảy ra trong thời gian dài với chấn động mạnh mẽ. Trong động kinh, co giật có xu hướng tái phát và không có nguyên nhân tiềm ẩn. Cơn co giật xảy ra do một nguyên nhân cụ thể không được coi là triệu chứng của bệnh động kinh.

Co giật, xùi bọt mép miệng là biểu hiện của bệnh động kinh.

Co giật, xùi bọt mép miệng là biểu hiện của bệnh động kinh.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc động kinh ở Việt Nam là 0,5%, trong đó trẻ em chiếm 30%. Có thể thấy bệnh động kinh là căn bệnh khá phổ biến. Bệnh động kinh có thể điều trị được, tùy theo mức độ và thể trạng của người bệnh và thời gian điều trị sẽ ngắn hoặc dài. 

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Nguyên nhân của bệnh động kinh có thể do hoạt động bất thường của một nhóm tế bào thần kinh ở vỏ não, dẫn tới hiện tượng rối loạn thần kinh trong một thời gian ngắn. Tại vỏ não có những tế bào thần kinh “đặc biệt” điều khiển các cử động, các giác quan trên toàn cơ thể cùng tất cả các chức năng tâm sinh lý của con người. Chỉ có 50% các trường hợp động kinh là do tác động của toàn não bộ. Ở các trường hợp khác, hiện tượng động kinh chỉ do một điểm nhỏ ở não bộ gây ra, do đó có khi rất nhẹ và không nhận thấy được, nhất là ở các trẻ nhỏ. Số trẻ em bị động kinh thường nhiều hơn người lớn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cơn động kinh ở người lớn và trẻ em, đó là:

- Ảnh hưởng do di truyền.

- Chấn thương đầu.

- Bệnh não.

- Bệnh truyền nhiễm.

- Chấn thương trước khi sinh.

- Rối loạn phát triển: chẳng hạn như chứng tự kỷ và chứng rối loạn chức năng thần kinh.

Triệu chứng khi trẻ bệnh động kinh.

Triệu chứng khi trẻ bệnh động kinh.

Triệu chứng của bệnh động kinh

Động kinh được chia làm nhiều loại khác nhau gồm: động kinh toàn thể, cơn vắng ý thức, động kinh cục bộ, động kinh thái dương. Một cơn động kinh sẽ xuất hiện với 3 giai đoạn:

- Giai đoạn cường:

Người bệnh thường bắt đầu kêu một tiếng rồi ngã ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cứng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím, hàm răng cắn chặt, răng nghiến lại,...

- Giai đoạn giật:

Người bệnh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, cơn giật gia tăng ngày càng thưa hơn, lưỡi thè và dễ bị cắn môi,...

- Giai đoạn hôn mê:

Nằm yên, mất cảm giác và ý thức. Sau 15 phút cho đến vài giờ, người bệnh dần lấy lại ý thức và không nhớ được những gì xảy ra.

Người bệnh động kinh có thể bị ngất khi bị động kinh.

Người bệnh động kinh có thể bị ngất khi bị động kinh.

- Còn đối với ở giai đoạn sau cơn có thể xuất hiện những dấu hiệu liệt, bán liệt, co cứng, mất cảm giác hoặc giảm cảm giác, nhìn kém, nghe giảm, ói mửa, khó thở,...

Biểu hiện ở các loại động kinh là khác nhau. Một người chỉ được chẩn đoán bệnh động kinh khi có đầy đủ cả ba dấu hiệu sau:

- Phát hiện hoạt động bất thường trong điện não.

- Có tính chất định hình.

- Lặp đi lặp lại nhiều lần.

Điều trị bệnh động kinh

- Đối với bệnh động kinh, điều trị càng sớm thì hiệu quả mang lại càng cao. Có nhiều loại thuốc chống động kinh và việc chọn loại thuốc phù hợp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nguyên nhân, tuổi, giới tính, tình trạng bệnh lý đi kèm… Bác sĩ sẽ dựa trên những yếu tố đó để quyết định loại thuốc phù hơp cho bệnh nhân.

- Đa số các trường hợp sẽ giảm được cơn động kinh, tuy nhiên vẫn có khoảng 20% số trường hợp không đáp ứng với thuốc điều trị, còn gọi là động kinh kháng thuốc.

Ngoài thuốc, còn có các liệu pháp như thẫu thuật và các liệu pháp khác.

Ngoài thuốc, còn có các liệu pháp như thẫu thuật và các liệu pháp khác.

- Nếu sử dụng thuốc chống động kinh không mang lại kết quả, bạn có thể sử dụng một số những biện pháp khác như phẫu thuật hoặc các liệu pháp khác.

- Phẫu thuật được thực hiện khi các xét nghiệm cho thấy động kinh của bạn bắt nguồn từ một vùng não nhỏ, được xác định rõ ràng không can thiệp vào các chức năng quan trọng như nói, ngôn ngữ, chức năng vận động, tầm nhìn hoặc thính giác. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ các khu vực não gây ra cơn động kinh.

Phòng chống bệnh Động Kinh

Bổ sung nhiều chất để ngăn ngừa bệnh động kinh.

Bổ sung nhiều chất để ngăn ngừa bệnh động kinh.

Để phòng chống bệnh động kinh được hiệu quả, bạn nên thực hiện các bước sau:

- Bổ sung nhiều chất xơ.

- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế.

- Vận động nhẹ nhàng hàng ngày, giảm trọng lượng cơ thể.

- Không nên thức khuya, giữ cho tâm trạng luôn thỏa mái.

- Thực hiện một số bài tập trong tâm trí đơn giản, giúp bình ổn não bộ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...