Bệnh đi ngoài mạn tính
I. Đặc điểm của bệnh
Đi ngoài là một chứng bệnh lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây ra, biểu hiện chủ yếu là đi ngoài nhiều lần, phân không thành hình, nát, lỏng, hoặc chứa nhiều chất chưa tiêu hóa, dịch dính, có máu hay nhiều mỡ. Nếu đi ngoài kéo dài trong vòng 2 tháng hoặc thời gian từ 2 - 4 tuần thì có thể gọi là đi ngoài mạn tính.
Căn cứ vào đặc điểm biểu hiện lâm sàng của chứng bệnh này thì tất cả các chứng đi ngoài mạn tính do các bệnh về chức năng hay khí chất tạo thành qua đường tiêu hóa trong Tây y đều quy về loại bệnh này như: Viêm ruột mạn tính, chứng ruột dễ bị kích thích tổng hợp, u đường tiêu hóa, đi ngoài do tiểu đường, dính ruột... Loại bệnh này có thể phát sinh ở bất kỳ độ tuổi, giới tính, khu vực, dân tộc nào và không có sự khác biệt rõ rệt.
Chứng bệnh này trong tác phẩm "Hoàng đế nội kinh" gọi là "tiết", trong các sách thuốc đời Hán Đường gọi là "Bất lợi", sau này các sách dược đời Đường Tống gọi chung là "tiết tả" (đi ngoài). Trong đó, "tiết" và "tả" có hàm ý khác nhau, "tiết" có hàm ý như chảy ra, người bị bệnh này đi ngoài ít, lúc có lúc không, bệnh tiến triển chậm; "tả" có hàm ý như trút ra, đi ngoài nhiều, đi như nước, bệnh tiến triển nhanh. Tuy hai loại có sự khác biệt về nhanh chậm, nhưng những biểu hiện lâm sàng trông thấy thì khó mà phân biệt rõ ràng được cho nên gọi chung là "tiết tả" (đi ngoài).
Đông y căn cứ vào các thời kỳ khác nhau mà phân ra các phạm trù như tiết tả, đại tiện phân lỏng, ruột chứa đầy khí.
II. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của bệnh này phức tạp. Có thể do bệnh về đường tiêu hóa gây nên, cũng có thể do ảnh hưởng của các biến chứng bệnh ngoài đường tiêu hóa, chung quy lại có mấy loại sau:
- Tăng sự bài tiết.
- Áp lực thẩm thấu đường tiêu hóa tăng.
- Những chướng ngại trong quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.
- Diện tích hấp thụ của ruột thu nhỏ.
- Nhu động của ruột tăng.
+ Đi ngoài có tính thẩm thấu
Chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát sinh bệnh, bệnh lý của nó là trong ruột có các chất thẩm thấu mang tính bệnh lý dẫn đến đi ngoài. Chủ yếu thường gặp là các bệnh viêm nhiễm, có thể phân thành 2 loại là lan truyền và không lan truyền.
+ Viêm ruột có tính lây truyền
Là nguyên nhân thường thấy của các bệnh viêm đường ruột, nguyên nhân của bệnh là: Do lan truyền cục bộ:
- Vi khuẩn:
Nấm, dịch tả, kết hạch ruột, vi khuẩn hình cầu.
- Vi trùng:
viêm ruột Amip, bệnh trùng roi ruột, viêm ruột do vi trùng hút máu, trùng roi hình quả lê, trùng roi truyền nhiễm.
- Viêm ruột do virus:
Như các tế bào đường ruột của con người đến các virus gây bệnh, virus gây viêm xương trước bại liệt.
- Viêm ruột thật sự do vi trùng
thường do vi khuẩn tinh cầu màu trắng gây nên.
Do lan truyền trên cơ thể:
Đi ngoài do lan truyền trên cơ thể hay đường ruột gây nên, chủ yếu có các bệnh phát nhiệt như thương hàn, phụ thương hàn, sốt phát ban, sởi, bệnh dạng trùng, các bệnh nhiệt như: nhiễm trùng máu, sốt rét.
+ Viêm ruột không do lây truyền hoặc không rõ nguyên nhân
- Viêm loét ruột mạn tính không có tính khác biệt thì đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, có thể thuộc một loại bệnh miễn dịch của cơ thể.
- Bệnh viêm kết tràng ruột do sưng u: Là một loại viêm kết tràng có tính tổ chức của kết hột là một loại bệnh mạn tính ở thanh niên.
- Viêm ruột non hoại tử cấp tính: Nguyên nhân không rõ ràng, có thể có liên quan đến vi khuẩn lây nhiễm, là một loại bệnh có đặc điểm từ bệnh ruột non hoại tử cấp tính. Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em mẫu giáo, lứa tuổi nhi đồng. Có liên quan đến việc ăn uống không vệ sinh hoặc không điều độ.
+ Viêm ruột do niêm mạc quá sức chịu dựng: Đặc biệt là khi bắt đầu có triệu chứng viêm, có thể dẫn đến bệnh đi ngoài có tính thẩm thấu.
+ Các hiện tượng khác
- Bệnh khệ thất kết tràng:
Thường có vào trạng thái kết tràng ruột giai đoạn hai, một nửa số người mắc bệnh thường xuyên hoặc thỉnh thoảng bị đi ngoài, đặc biệt hay có hiện tượng viêm nhiễm.
- Thiếu chất dinh dưỡng:
Thiếu acid nicôtinic tức là thông qua sự biến đổi bệnh chung quanh hệ thần kinh khiến chức năng hoạt động của ruột bị rối loạn và dạ dày, ruột có các triệu chứng viêm nhiễm. Đồng thời do viêm dây thần kinh và viêm hệ rộng từ khoang miệng đến kết tràng ruột mà dẫn đến việc bị đi ngoài.
- Đi ngoài có tính phản ứng thay đổi:
Do ăn phải các chất lạ hoặc do sự biến đổi chất vốn có trong cơ thể người bệnh tạo thành, ước đoán có liên hệ với bệnh trạng nước ở thành ruột. Đi ngoài mạn tính thuộc phạm trù của phản ứng thay đổi, đau bụng và đi ngoài ra máu là biểu hiện chủ yếu của hệ thống ruột khi mắc bệnh này. Nhưng đi ngoài lại trở thành triệu chứng khác biệt của bệnh. Viêm ruột có tính tế bào hạt là một loại bệnh về ruột có tính phản ứng thay đổi đặc thù. Sau khi ăn những thức ăn có tính khác biệt dẫn đến ruột bị nổi hạch, kết hạch ruột có tính tế bào hạt ở dạ dày hay vách ruột non, khi tích lũy vào tầng niêm mạc dẫn đến đi ngoài.
Đi ngoài có tính bài tiết
Đi ngoài có tính bài tiết là do sự tăng cường bài tiết nước và chất điện giải của dạ dày do lượng chất điện giải trong ruột tăng dẫn đến hiện tượng đi ngoài. Ngoài việc viêm loét tuyến tuy do lăng sự bài tiết dạ dày ra, còn lại đều do sự bài tiết đường ruột đặc biệt là ruột non tăng lên gây ra.
Nguyên lý của nó có các loại sau:
- Do áp lực ruột và áp lực tổ chức tăng.
- Sự gia tăng của các loại nhân tố kích thích tính chủ động bài tiết của các chất điện giải trong tế bào niêm mạc. Hiện tượng gia tăng bài tiết khác biệt này trước mắt vẫn chưa phát hiện được cơ chế thay đổi có tổ chức của nó, nhưng có thể coi là sự rối loạn bài tiết đơn thuần.
- Đi ngoài có tính bài tiết thường xảy ra ở những bệnh lây truyền bằng đường ruột và bệnh không lây truyền như bài tiết bên trong và bài tiết thể dịch.
+ Bệnh có tính lây truyền
- Dịch tả:
Do độc tố bên ngoài bài tiết của vi khuẩn dịch tả tác dụng vào viêm mạc ruột, khiến âm li chủ động bài tiết, nước cũng từ đó bị thải ra ngoài tạo thành bệnh.
- Đi ngoài có tính độc tố của vi khuẩn ruột già:
Khi loại vi khuẩn này chỉ sinh sản trong kết tràng ruột thì thường không dẫn đến bệnh. Nhưng nếu lây đến ruột non thì sẽ giống như vi khuẩn gây dịch tả, độc tố ruột của nó sẽ dẫn đến đi ngoài có tính bài tiết.
- Đi ngoài do trúng độc khi ăn:
Thường là dạng đi ngoài bài tiết. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hình quả nho màu vàng, vi khuẩn bệnh lỵ đều có thể do độc tố bên ngoài của nó dẫn đến hiện tượng đi ngoài có tính bài tiết.
- Các hiện tượng khác:
Một vài thực vật hoặc thuốc dẫn đến ngộ độc hóa học đều có thể gây nên bệnh đi ngoài, có thể có liên quan đến việc tăng bài tiết từ ruột hoặc kích thích nhu động ruột. Có người bị đi ngoài do trúng độc dứa, hột cà, khoai tây mọc mầm, nấm độc, cicindela chinensis các loại thực vật thường ngày như hoa quả, nếu ăn với số lượng lớn quả chưa chín cũng có thể dẫn đến đi ngoài.
+ Không có tính lây truyền
- Loét tuyến tụy: (hội chứng suy giảm miễn dịch, cũng gọi là u tuyến bài tiết dạ dày)
là một loại u tuyến do tuyến tụy tiết ra tế bào, tế bào u tiết ra một số lượng lớn các chất bài tiết dạ dày, khiến cho lượng acid dạ dày tăng, hầu hết lượng acid dạ dày (vị toan) chưa được hấp thụ hết đi vào đường ruột, kích thích nhu động ruột. Do lượng acid cao nên khống chế men tiêu hóa khiến một vài người bệnh có thể có hiện tượng đi ngoài ra mỡ.
- Dịch tả tuyến tụy:
Là một loại insulin tiết ra tế bào, nó không gây ra việc tăng lượng acid dạ dày được bài tiết, nhưng lại bài tiết ra một loại dịch đi ngoài có tính bài tiết. Nguyên nhân có thể là do mạch máu giãn nở, các nhân tố tuyến tiền liệt, các nhân tố bài tiết... gây ra việc hao hụt với số lượng lớn các chất điện giải dưới dạng đi ngoài ra nước.
- Ung thư tủy tuyến giáp trạng:
Loại ung thư này tiết ra một nhân tố luyến tiền liệt kích thích sự bài tiết của ruột.
- Các loại ung thư khác:
Loại bệnh này là loại u ruột non đặc thù có tổ chức, do sự gia tăng khác thường của tế bào trên niêm mạc ruột tạo thành, nơi phát sinh dễ nhất thường là ruột thừa, u tiết ra các chất có dạng dịch. Khi hưng phấn, dịch này có thể đi vào hệ thần kinh, dẫn đến đường ruột co thắt mạnh và chức năng vận chuyển các chất trong ruột bị rối loạn, từ đó gây nên việc đau bụng hay đi ngoài, luôn phát bệnh và kéo dài.
+ Đi ngoài có tính thẩm thấu áp lực
Loại bệnh này là do trong khoang ruột có chứa các chất không thể hấp thụ được (trừ các chất điện giải), khiến hiệu quả áp lực thẩm thấu trong khoang ruột tăng, từ đó giảm lượng hấp thụ nước, các chất điện giải và tạo thành bệnh.
Nguyên nhân có thể do:
- Do hấp thụ vào các chất dinh dưỡng và thuốc thấy khó khăn.
- Do sự tiêu hóa phân giải thức ăn không hoàn toàn.
- Do không thể vận chuyển các chất hấp thụ mà thường ngày có thể khống chế (như đường nho). Chứng bệnh tổng hợp không hấp thụ được các chất mỡ có thể phân thành hai loại là phát sinh ban đầu và phát sinh trong quá trình.
+ Chứng bệnh tổng hợp không hấp thụ được do phát sinh ban đẩu
Đi ngoài dịch dưỡng ở người lớn: Bệnh này được cho là một loại bệnh di truyền. Trong số những chất này, có nhiều protein, như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen đều có chứa các thành phần protein có tác dụng tạo thành bệnh trong niêm mạc dạ dày. Nguyên lý gây bệnh như sau:
- Phản ứng có tính miễn dịch đối với lượng protein lớn.
- Thay thế những chỗ thiếu hụt, thể hữu cơ thiếu một loại men có thể khống chế lượng chất hữu cơ trong protein, khiến cho nhu động ruột không thể hoàn toàn hạ thấp lượng phân giải. Nhưng chất thay thế trong đó có thể gây tổn hại đối với niêm mạc ruột. Loại đi ngoài này vẫn chưa phát bệnh ở trẻ em.
- Đi ngoài có lính nhiệt đới: Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể có liên quan đến việc thiếu vitamin B11 và B12.
+ Chứng bệnh tổng hợp hấp thụ không tốt phát sinh sau khi phẫu thuật ruột - dạ dày
Đi ngoài ra mỡ:
+ Do chức năng bài tiết bên ngoài tuyến tuỵ giảm, mỡ vẫn chưa được hoàn toàn phân giải. Một loại bệnh đi ngoài ra mỡ khác ít thấy là chứng whipple, chủ yếu là do ống tuyến dịch lympho ở ruột non bị tắc, tuyến hạch trên niêm mạc ruột bị dính kết vào nhau.
+ Đi ngoài tính thẩm thấu áp lực do lượng đường tăng
Do các hợp chất đường trong khoang ruột thừa được hấp thụ dẫn đến việc tăng áp lực thẩm thấu trong khoang ruột, thường được phân thành hai loại sau:
- Một loại thường thấy là do trong ruột có nhiều chất men đường, cho nên còn gọi là bệnh thiếu men đường. Người bị bệnh sau khi uống sữa bò thì bị đi ngoài, trẻ em có thể bị sau khi bú sữa mẹ.
- Một loại ít thấy không phải là do thiếu chất men đường mà là do một chỗ trống trong ruột khiến chất đường sữa tự hấp thụ một cách khác thường vào hệ tuần hoàn máu gây nên nguy hiểm cho tính mạng.
+ Đi ngoài do sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột
Bệnh này giống như chứng bệnh dinh dưỡng ở trẻ em, hầu hết các phẫu thuật sau khi cắt bỏ ruột non, một vài loại viêm ruột, dạ dày, viêm ruột có tính hạn chế ở trẻ em.
Một nguyên nhân thường thấy trong bệnh đi ngoài do tiêu hóa không tốt là sự mất cân bằng trong quần thể nấm ở đường ruột, tức là lượng mẫu nấm trong phân vượt quá 70%, gây nên sự mất cân bằng trong quần thể nấm ở đường ruột. Nguyên nhân thường là do mắc chứng bệnh thiếu vitamin và các nguyên tố chống quang phổ dài kì.
+ Đi ngoài do rối loạn quá trình hấp thụ
Đi ngoài do rối loạn trình hấp thụ tức là đi ngoài do sự rối loạn hấp thụ nước, các chất điện giải hay rối loạn ngay trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng gây ra.
+ Sự thay đổi tính thấm qua của niêm mạc
Cơ thể do sự thay đổi trong giải phẫu bệnh lý của tế bào niêm mạc, như sự biến hình hoặc giảm số lượng lông mao hoặc lông tơ, thu nhỏ diện tích hấp thụ dẫn đến hạ thấp khả năng thẩm thấu của niêm mạc, như bệnh dịch dưỡng ở trẻ em và bệnh hấp thụ không tốt của ruột non do nhiệt đới và không nhiệt đới cũng có những thay đổi như thế.
+ Đi ngoài có tính ức chế
Là do sự ức chế hoặc thiếu hụt khả năng chủ động hấp thụ bình thường của một vài chất điện giải, như do sự tồn tại của trở ngại của đoạn ruột cong hấp thụ vi lượng clo (âm tính) nên đó có quá nhiều nước bị đọng lại trong ruột dẫn đến đi ngoài.
+ Đi ngoài do rối loạn chức năng vận hành của ruột
Sự rối loạn trong chức năng vận hành của ruột, hoạt động của nhu động ruột tăng nhanh dẫn đến dịch trong khoang ruột không kịp hấp thụ gây nên di ngoài. Ngược lại, hoạt động của nhu động ruột chậm lại, dịch ít đọng trong ruột hay sự sinh sản quá độ của tế bào nấm trong ruột cũng có thể gây nên bệnh đi ngoài.
III. Các nguyên nhân theo Đông y
Chúng ta đều biết rằng nguyên nhân của chứng bệnh này là do chức năng hoạt động của hệ thần kinh thực vật bị mất cân bằng dẫn đến kết tràng co giật, và nhu động từ đó gây nên đi ngoài. Đông y cho rằng, nguyên nhân gây bệnh có thể là do chịu sự tác động các nhân tố bên ngoài, bị bệnh trong quá trình ăn uống, những biểu hiện phiền muộn về tinh thần, tỳ vị yếu, tỳ thận dương suy khiến khí âm trong cơ thể tăng cao dẫn đến hiện tượng đi ngoài, hoặc do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chức năng của tỳ vị gặp trở ngại là chủ yếu.
+ Chịu tác động của nhân tố bên ngoài
Những người bị thương dẫn đến tỳ vị mất cân bằng cũng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài. Nhưng lại lấy yếu tố ngoại cảnh gây “ướt” là điều quan trọng nhất, "ướt thường thành ngũ tiết", chỉ việc thấm ướt vào tỳ, tỳ mất khả năng vận chuyển, không thể thấm hút và phân rõ các loại nước, ngũ cốc đồng thời đưa chúng vào ruột già dẫn đến hiện tượng đi ngoài. Nếu cơ thể bị ngấm ướt do các nhân tố bên ngoài như ngấm quá nhiều nước, ngồi, ngủ ở chỗ ẩm ướt, hoặc tắm khi đang nhiều mồ hôi... khiến khí lạnh, khí ấm thấm ngay vào bên trong hỗn loạn bất phân dẫn đến đi ngoài. Gió, lạnh, khỏ, nóng đều có thể dẫn đến đi ngoài, nhưng vẫn có liên quan nhiều với các nhân tố bên ngoài gây ẩm ướt.
+ Bị bệnh do ăn uống
Ăn quá nhiều thức ăn không tiêu, thức ăn không sạch sẽ gây tổn thương đến tỳ vị. Các chất dinh dưỡng và nước không phân hóa nhỏ được, biến ngược lại thành đờm bẩn, tất cả những điều đó đều khiến tỳ vị hoạt động yếu, chức năng lên xuống bị mất cân bằng khiến các chức năng khác bị ảnh hưởng đều có thể dẫn đến đi ngoài, cho ta thấy rõ ràng chế độ ăn uống là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đi ngoài.
+ Mất thăng bằng về tinh thần
Nếu tinh thần luôn lo lắng, nóng giận, ý muốn không đạt gây ra ức chế gan khí, cản trở tỳ, tỳ vị bị ức chế, quá trình vận chuyển mất khả năng bình thường và tạo thành đi ngoài; hoặc cũng có thể do ưu tư khiến tỳ bị tổn thương cũng có thể dẫn đến đi ngoài, hoặc có các nhân tố làm hư thận, hoặc khi tức giận ăn uống không điều độ uống càng dễ dẫn đến đi ngoài. Điều đó cho thấy sự mất thăng bằng về tâm lý trong quá trình phát bệnh đi ngoài cũng vô cùng quan trọng.
+ Tỳ vị yếu
Dạ dày (vị) chủ yếu là để thu nhận, tỳ (lá lách) chủ yếu để vận chuyển. Hai bộ phận này chủ yếu có nhiệm vụ hấp thụ các chất tiêu hóa, nếu ngay từ nhỏ mà chức năng tỳ vị đã không đầy đủ hoặc bị mất cân bằng do ăn uống sau này, mệt mỏi dẫn đến nội thương, bệnh tật lâu ngày không khỏi cũng có thể dẫn đến tỳ vị hư yếu... làm cho khả năng vận chuyển và tiêu hóa thức ăn của tỳ vị bị rối loạn, dần dần tạo thành đi ngoài.
+ Thận dương khí yếu
Bệnh lâu ngày do thận, hoặc tuổi cao sức yếu, dương khí của thận không đủ, khiến thận dương khí yếu, nhiệt trong người không đủ nên không thể trợ giúp dạ dày co bóp và nghiền nát thức ăn. Thức ăn lâu ngày không bị phân hủy sẽ dẫn đến đi ngoài. Nhưng lại khó đi đại tiện do chức năng của thận bị tổn thương gây nên.
Tóm lại nguyên nhân gây bệnh của bệnh này có quan hệ với các nhân tố như phong hàn, thấp, nhiệt, thử, sự mất thăng bằng tâm lý, ăn uống mất vệ sinh, sự thay đổi bên trong của ngũ tạng, sự tác động của những nhân tố tác động bên ngoài (đặc biệt là các nhân tố), ăn uống không đúng mức gây tổn thương tỳ vị, hoặc nóng gan, thận không tốt khiến chức năng của tỳ vị suy giảm, rối loạn bên trong lâu ngày sẽ tạo thành bệnh. Thời kỳ đầu của bệnh lấy những biểu hiện thực là chủ yếu, thường thể hiện ở sự xáo trộn bên trong cơ thể. Bệnh lâu ngày có thể biến thực thành hư, hoặc hư tỳ, hoặc hư thận cũng có thể là hư thực lẫn lộn. Bệnh này có quan hệ với tỳ, vị, ruột, gan và thận, nguyên nhân căn bản là xáo trộn bên trong, chức nâng vận chuyển của tỳ, vị, ruột không bình thường.