Bệnh Đau Dây Thần Kinh Tọa

Bệnh Đau Dây Thần Kinh Tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa là gì? 

Bệnh đau thần kinh tọa là tình trạng đau thắt lưng xảy ra do dây thần kinh hông to (thần kinh tọa) bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Đây là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.

Chú thích nơi bị đau dây thần kinh tọa là như thế nào.

Chú thích nơi bị đau dây thần kinh tọa là như thế nào.

Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, với các biểu hiện như đau tại cột sống thắt lưng, lan tới hông, mông và xuống hai chân. Tùy từng vị trí tổn thương mà hướng lan sẽ khác nhau.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa là gì? 

Nguyên nhân gây ra căn bệnh trên rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng như:

- Lao động quá sức hoặc vận động không khoa học:

Thường xuyên bê vác, vận chuyển đồ, kéo vật nặng hoặc ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài dẫn đến chèn ép dây thần kinh và gây đau dây thần kinh tọa.

- Thoát vị đĩa đệm:

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, gây đau thần kinh tọa. Theo thời gian, các đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài và khô cứng chèn vào rễ dây thần kinh hông và gây đau.

- Nguyên nhân từ các bệnh lý cột sống:

Hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm,... là những căn bệnh cột sống gây ra đau thần kinh tọa.

- Đau thần kinh tọa do chấn thương hoặc nhiễm trùng:

Gãy xương, viêm cơ, nhiễm trùng có thể chèn ép lên dây thần kinh hông gây những cơn đau thần kinh tọa. Ngoài ra có một số trường hợp không có nguyên nhân cụ thể.

Lao động quá sức hoặc sai tư thế.

Lao động quá sức hoặc sai tư thế.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh đau dây thần kinh tọa là gì? 

Đau thần kinh tọa làm ảnh hường rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và những triệu chứng phổ biến của căn bệnh trên như sau:

- Đau thắt lưng, lan dọc xuống hai bên hông và mông. Nếu đau eo bên phải sẽ lan xuống gây nhói hông phải và mông phải, còn đau eo trái thì hông trái và mông trái sẽ bị đau. Sau đó đau nhức từ mông xuống bắp chân, kheo chân và lan xuống tận các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

- Đau âm ỉ từng cơn hoặc đau cấp tính liên tục hay đau tăng lên khi vận động hoặc sẽ giảm đi khi nghỉ ngơi, ban đêm cơn đau có xu hướng nặng hơn.

- Đau khi thay đổi tư thế hoặc chỉ cần ho hay hắt hơi cũng thấy nhói lưng do có hội chứng chèn ép.

- Cột sống cứng và đau, khó cúi hoặc nghiêng người. Ngoài ra sẽ gặp các triệu chứng như khó kiễng chân hay khó đứng trên đầu ngón chân.

- Triệu chứng thần kinh tọa kèm theo bệnh như bị cảm giác tê, nóng, đau rát như dao đâm, ở vùng bị đau cảm giác như bị kiến bò,...

- Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, lâu dần bệnh nhân sẽ bị teo cơ. 

Biểu hiện đau âm ỉ, cột sống cứng và đau, chân tê bì.

Biểu hiện đau âm ỉ, cột sống cứng và đau, chân tê bì.

Cách điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa

Thuốc:

- Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị thần kinh tọa chủ yếu là thuốc giảm đau (paracetamol, efferal-gan codein, di-antalvic), chống viêm (voltarel, tilcotil, mobic..), thuốc giãn cơ(mydocalm, decontractyl, myonal...), tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison, kết hợp với chườm nóng lạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này lại gây nhiều tác dụng phụ đến cơ thể.

- Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật:

- Một số bệnh nhân có các triệu chứng nặng như đau quá mức, bàn chân teo, liệt vận động,... cần phải phẫu thuật sớm. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị như thế nào cho phù hợp.

Cần phải phẫu thuật sớm khi bàn chân teo, đau quá mức.

Cần phải phẫu thuật sớm khi bàn chân teo, đau quá mức.

Phương pháp vật lý trị liệu:

- Bên cạnh sử dụng thuốc, vật lý trị liệu cũng được sử dụng phối hợp để điều trị bệnh đau thần kinh tọa như chiếu tia hồng ngoại, tia laser, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng để giảm đau và cứng cơ. Ngoài ra, có kết hợp các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm của Đông y để phối hợp điều trị mang đến hiệu quả cao.

Phòng chống bệnh đau dây thần kinh tọa

Tập vật lý trị liệu, ăn uống đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể.

Tập vật lý trị liệu, ăn uống đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể.

- Tránh các động tác mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột, không nên làm việc nặng hoặc mang vác vật nặng ảnh hưởng lên vùng cột sống. Trong các trường hợp phải lao động nặng cần có một tư thế vận động hợp lý và nghỉ ngơi ngay sau đó.

- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế, nên thỉnh thoảng đứng lên thay đổi tư thế và làm các động tác nhẹ nhàng.

- Các động tác sinh hoạt, lao động hàng ngày phải bảo đảm đúng tư thế khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng.

- Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như hạn chế rượu, không hút thuốc lá, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các thực phẩm nhiều chất xơ và giàu canxi.

- Duy trì thói quen thể dục nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt, tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt của cột sống, cơ bụng. Người bệnh bị đau thắt lưng tuyệt đối không chơi những môn thể thao hay vận động quá sức.

- Tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...