Bệnh Đau Dây Thần Kinh Số V

Bệnh Đau Dây Thần Kinh Số V

Bệnh đau dây thần kinh số V là gì?

Dây thần kinh số V hay còn gọi là dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh tam thoa (tên tiếng Anh là Trigeminal Neuralria), là một trong những cơ quan thần kinh chính nằm trên vùng mặt của mỗi người. Bộ dây thần kinh này có ba nhánh ở mỗi nửa khuôn mặt, phân bố đối xứng nhau. Dây thần kinh số V bắt nguồn từ não bộ, đi theo đường ra trước tai rồi vươn tới khuôn mặt. Từ ba nhánh chính, có rất nhiều những nhánh nhỏ được chia ra thành nhiều hướng. Ba nhánh chính của dây thần kinh số V bao gồm:

- Nhánh V1: vươn tới vùng da đầu, da trán, quanh mắt.

- Nhánh V2: vươn ra khu vực quanh má.

- Nhánh V3: vươn tới khu vực quai hàm.

Đau dây thần kinh số V bao gồm vùng: Mắt, má và hàm dưới.

Đau dây thần kinh số V bao gồm vùng: Mắt, má và hàm dưới.

Dây thần kinh số V có chức năng hỗ trợ điều khiển cơ, tạo ra động tác nhai, kiểm soát việc tạo nước bọt và nước mắt.

Đau dây thần kinh số V là xuất phát từ sự thương tổn nhất định ở một trong ba, hai trong ba hoặc cả ba nhánh dây thần kinh này. Trong đó, nhánh V2 và V3 có tỷ lệ xuất hiện vấn đề cao hơn so với nhánh V1. Bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi sau 60, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đàn ông.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh số V là gì?

- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh số 5 nhưng nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh đau dây thần kinh số V này là dây thần kinh sinh ba bị mạch máu chèn ép tại vị trí từ điểm xuất phát ở hộp sọ trước tai. Nhưng về sâu xa, nguyên nhân mà những mạch máu này chèn ép dây thần kinh số 5, thì đến hiện tại vẫn chưa có lý giải cụ thể nào cho vấn đề này.

Do dây thần kinh sinh ba bị mạch máu chèn ép tại vị trí từ điểm xuất phát ở hộp sọ trước tai.

Do dây thần kinh sinh ba bị mạch máu chèn ép tại vị trí từ điểm xuất phát ở hộp sọ trước tai.

- Còn lại, có một số nguyên nhân ít gặp khác có thể gây ra bệnh đau dây thần kinh số 5, đó là biến chứng đi kèm của các loại bệnh như đau răng, đau hốc mắt, u não, đau thần kinh mặt sau chấn thương, đau dây thần kinh khi nhiễm Herpes, đa xơ cứng, các hội chứng Sluder, Reader... Nhìn chung, những nguyên nhân này nhiều khi khó có thể xác định rõ ràng.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh đau dây thần kinh số V là gì?

- Cảm giác đau của bệnh là đau như bị châm chích, có thể nhói theo từng đợt có khi vài giây hoặc vài phút, thậm chí là cả vài giờ hoặc lâu hơn nữa. Cảm giác đau này có thể xảy ra đến bất ngờ, hoặc khi có tác động ngoại lực lên mặt, kể cả lực cực nhẹ. Ngoài ra, những hoạt động thường ngày như ăn uống, cười khóc, nói chuyện... cũng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Bệnh đau dây thần kinh số V có các biểu hiện cụ thể như sau:

- Đau ở vùng da mặt, hàm, mũi trán, trán.

- Các cơn đau thường ngắn nhưng dữ dội, cảm giác như bị dao đâm.

- Cơn đau xuất hiện tự phát hoặc có các tác nhân kích thích như cạo mặt, rửa mặt, nhai, nói hoặc chạm vào mặt.

- Cơn đau đến đột ngột và đi cũng nhanh chóng.

- Cơn đau có thể tái phát mà không theo một quy luật nào, có thể xuất hiện thường xuyên nhưng cũng có lúc một thời gian dài không thấy bị lại.

- Cơn đau lúc đầu thường xuât hiện ngắn từ vài giây đến vài phút và sau này thì có thể kéo dài đến vài giờ.

- Cảm giác đau dai dẳng, âm ỉ, như thiêu đốt nhưng cường độ ít hơn so với đau co giật.

- Đau ở các vị trí bị chi phối bởi dây thần kinh sinh ba như má, cằm, răng nướu, môi, hoặc có thể ở mắt và trán.

- Cơn đau thường sẽ trở nên thường xuyên và nặng hơn theo thời gian.

Triệu chứng thường là đau ở vùng da mặt, hàm, mũi trán, trán

Triệu chứng thường là đau ở vùng da mặt, hàm, mũi trán, trán

Điều trị bệnh đau dây thần kinh số V

1. Thuốc uống

Thông thường các bác sĩ dùng thuốc làm giảm cảm giác đau về não như sau:

- Thuốc chống trầm cảm: Được chứng minh có hiệu quả trong điều trị đau dây thần kinh sinh ba. Nếu thuốc chống bệnh trầm cảm người bệnh đang dùng không hiệu quả, bác sĩ có thể tăng liều lên hoặc chuyển sang thuốc khác. Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm như choáng, mơ hồ, ngủ gà hay buồn nôn.

- Thuốc chống co cơ: có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc làm giãn cơ. Tác dụng phụ bao gồm mơ hồ, buồn nôn và ngủ gật.

- Tiêm thuốc giảm đau: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm giảm đau có thể làm giảm đau dây thần kinh sinh ba ở những người không đáp ứng với thuốc uống. Tuy nhiên, cần nghiên cứu nhiều hơn trước khi phương pháp này được đưa vào sử dụng phổ biến.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật giải ép vi mạch.

Phẫu thuật giải ép vi mạch.

- Phẫu thuật giải ép vi mạch: phương pháp này làm tái định khu hay di chuyển các mạch máu có dính với gốc của dây thần kinh sinh ba. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt ở ngay sau lỗ tai bên bị đau. Sau đó, qua một lỗ nhỏ để đi vào hộp sọ, bác sĩ sẽ di chuyển bất kì mạch máu nào có dính trên đường đi của dây thần kinh sinh ba và đặt một miếng đệm vào giữa mạch máu và dây thần kinh.

Nếu một tĩnh mạch gây chèn ép thần kinh, bác sĩ cũng sẽ dời tĩnh mạch này đi. Còn nếu các mạch máu không đè nén lên dây thần kinh, bác sĩ có thể cắt đi một đoạn của dây sinh ba.

Phương pháp này có thể loại bỏ hoặc làm giảm cơn đau với tỉ lệ thành công khá nhiều, nhưng cơn đau có thể trở lại trong một số trường hợp. Không những thế cách phẫu thuật này có thể gây ra 1 số biến chứng như làm giảm thính lực, gây yếu mặt, tê liệt mặt hoặc thậm chí có thể đột quỵ cũng như các biến chứng khác. Nhưng hầu hết các trường hợp được ghi nhận là không tê liệt mặt sau phẫu thuật.

- Phẫu thuật cắt bằng sóng gamma: phương pháp này dùng sóng từ để phá hủy dây thần kinh sinh ba nhằm làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn cơn đau. Sự giảm đau có thể từ từ và kéo dài vài tuần. Cách phẫu thuật này được ghi nhận rất thành công trong việc cắt giảm cơn đau ở phần lớn bệnh nhân. Nếu cơn đau tái phát thì phẫu thuật có thể phải lặp lại.

Phòng chống bệnh đau dây thần kinh số V

- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

- Tập luyện đều đặn để tăng cường thể lực.

- Sinh hoạt, công việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...