Bệnh Da Liễu

Bệnh Da Liễu

Bệnh da liễu là gì?

Bệnh da liễu xảy ra khi da bị kích ứng hoặc bị viêm. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này thường là do phản ứng dị ứng của cơ thể hoặc do vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da. Khi đó da sẽ xuất hiện cảm giác ngứa, viêm và đôi khi bị đau.

Ngoài ra, dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng da ở mỗi người. Đối với một số bệnh da liễu ở giai đoạn nhẹ, có thể được chữa trị dễ dàng, trong khi một số bệnh khác nghiêm trọng hơn sẽ cần những liệu trình điều trị đặc hiệu.

Da chính là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể. Chức năng chính của nó là bao phủ và bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, "vai trò" khác của làn da còn là:

  • Giữ lại những chất dịch trong cơ thể để tránh mất nước.
  • Bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại bên ngoài để tránh nhiễm trùng.
  • Giúp cơ thể cảm nhận độ nóng, lạnh hoặc cơn đau.
  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
  • Sản xuất vitamin D rất cần thiết cho cơ thể khi phơi nắng.

Tuy nhiên khi một trong các chức năng trên bị tác động bởi yếu tố nào đó, làn da sẽ phản ứng và gây ra bệnh da liễu. Sau đây là một số bệnh về da phổ biến nhất bao gồm:

  • Nốt ruồi.
  • Thủy đậu.
  • Mụn.
  • Phát ban.
  • Nổi mề đay.
  • Chàm (viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dạng đồng tiền).
  • Ung thư da.
  • Nổi mụn trứng cá đỏ.
  • Viêm da tiết bã (gây ra hiện tượng "cứt trâu" thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Đó là các vảy đóng trên da đầu của trẻ. Viêm da tiết bã còn gây ra gàu trên tóc).
  • Bệnh vẩy nến.
  • Bạch biến.
  • Chốc lở.
  • Mụn cóc.

Nguyên nhân gây ra bệnh da liễu là gì?

Trên thực tế, hiện có rất nhiều loại bệnh da liễu không thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh phát sinh là do da nhạy cảm vì di truyền, kết hợp với tác nhân từ môi trường, ví dụ như người bệnh đang mắc phải các bệnh khác, nhưng lại tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất gây kích thích.

Vì vậy các chuyên gia y tế đã thống kê một số nguyên nhân phổ biến của bệnh da liễu, bao gồm:

  • Vi khuẩn tồn tại trong lỗ chân lông hoặc nang tóc.
  • Nấm, ký sinh trùng, hoặc các vi sinh vật xuất hiện trên da.
  • Nhiễm virus.
  • Suy yếu hệ thống miễn dịch (có hoặc không đi kèm tình trạng nhiễm trùng).
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng, gây kích thích, hoặc bị lây bệnh da liễu từ người khác.
  • Gen và di truyền tình trạng da nhạy cảm.
  • Các căn bệnh ảnh hưởng đến tuyến giáp, hệ thống miễn dịch, thận và hệ cơ quan khác cũng có thể làm da mắc bệnh da liễu.
  • Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh.

Cơ địa của từng người sẽ phản ứng khác nhau, hoặc bệnh đến từ những nguyên nhân khác nhau. Vì thế người bệnh nên chia sẻ, thảo luận sâu hơn với chuyên gia da liễu về những nguyên nhân đặc biệt có thể gây ra tình trạng rối loạn của da.

Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài.
  • Tiền sử gia đình dễ bị dị ứng hoặc các bệnh về da.
  • Bị dị ứng hay hen suyễn.
  • Chế độ ăn uống hoặc thói quen sống không lành mạnh.
  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn quá yếu.
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc các chất có thể gây dị ứng.
  • Tình trạng stress hoặc thói quen hút thuốc lá.
  • Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về da như bệnh vẩy nến.

Những triệu chứng phổ biến của bệnh da liễu là gì?

Cho đến nay, có rất nhiều triệu chứng xảy ra ở căn bệnh này. Ngoài ra, một số vấn đề khác thường gặp như có thể xuất hiện trên da mà không liên quan đến bệnh da liễu, chẳng hạn như có thể nổi mụn do không quen với giày mới hoặc da bị trầy xước do mặc quần quá chật. Bên cạnh đó, vài trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trên da nhưng sau đó bệnh lại tiến triển khá nguy hiểm, đòi hỏi phải có liệu trình điều trị lâu dài.

Mặc dù quan sát bằng mắt thường là cách phổ biến nhất để xác định tình trạng bệnh nhưng cũng có một số triệu chứng rất khó nhận diện chính xác loại bệnh như:

  • Vùng da bị sưng có màu trắng hoặc đỏ.
  • Vùng da bị phát ban, có hoặc không đau, ngứa.
  • Da bị đóng vảy hoặc thô ráp.
  • Da bị cọ xát và bị tróc, lột.
  • Loét da.
  • Da có vết loét hở hoặc tổn thương.
  • Da khô, nứt nẻ.
  • Mảng da bị đổi màu so với các vùng da khác.
  • Dạ bị nổi bướu thịt, u nhỏ, mụn cóc, hoặc các dấu hiệu tăng trưởng kích cỡ da khác.
  • Nốt ruồi đổi màu sắc hoặc kích thước.
  • Mất sắc tố da.
  • Dạ bị phồng, sưng đỏ khi có hoặc không có kích thích.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh da liễu là gì?

Sau đây là những quy trình chẩn đoán bệnh da liễu thường thấy bao gồm các bước:

  • Kiểm tra tình trạng da.
  • Lấy một mẫu da vùng nghi ngờ để xét nghiệm (sinh thiết da).
  • Xét nghiệm dị ứng.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh da liễu là gì?

Hiện nay có rất nhiều loại bệnh da liễu có thể điều trị bằng thuốc thoa ngoài da, thuốc dạng uống, hoặc tiêm dưới da.

Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh da liễu phổ biến:

  • Sử dụng thuốc kháng histamin.
  • Thoa kem chứa steroid và uống thêm thuốc.
  • Sử dụng kháng sinh.
  • Tiêm vitamin hoặc steroid.
  • Điều trị bằng laser.
  • Uống thuốc theo toa cụ thể.

Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý không phải tất cả các chứng bệnh về da đều có thể đáp ứng với điều trị.

Đối với những tình trạng bệnh tồn tại vĩnh viễn trên da thường trải qua các giai đoạn hoặc chu kỳ với những triệu chứng khác nhau. Một số tình trạng không thể chữa khỏi nhưng có thể thuyên giảm được. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị stress, hoặc mắc các bệnh khác, hoặc bị lao lực thì bệnh có thể bị tái phát.

Nếu người bệnh bị đau, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau cho họ. Đối với những tình trạng da bị lở loét, tổn thương, hoặc bệnh dễ lây nhiễm, bác sĩ có thể sẽ cho thuốc mỡ để thoa cùng với băng gạc để đắp kín.

Hoặc ở các loại bệnh da tạm thời hay do sử dụng mỹ phẩm tự nhiên gây ra thường có thể được điều trị bằng:

  • Sử dụng sản phẩm trang điểm có khả năng chữa trị.
  • Các sản phẩm chăm sóc da không cần bác sĩ kê toa.
  • Các kỹ thuật vệ sinh, làm sạch da.
  • Những thay đổi nhỏ trong cách sinh hoạt.
  • Ngoài ra, một số bệnh ngoài da có thể điều trị hoặc cải thiện với những thay đổi trong chế độ ăn uống.

Không những thế người bệnh có thể thay đổi những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp họ hạn chế diễn tiến bệnh da liễu như:

  • Thường xuyên rửa sạch tay.
  • Tránh tiếp xúc với da bị nhiễm bệnh của những người khác.
  • Tránh tiếp xúc với các chất dịch của người đang mắc bệnh về da hoặc bệnh truyền nhiễm khác.
  • Khi dùng chung đồ với người khác, cần lau sạch trước khi sử dụng (ví dụ như thiết bị tập thể dục hoặc chỗ ngồi trong nhà vệ sinh công cộng).
  • Mặc quần áo bảo hộ và giày bảo hộ.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như chăn, lược, giày hoặc đồ bơi.
  • Chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước, và tránh hoạt động quá sức hoặc bị căng thẳng.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống bổ dưỡng.
  • Tiêm vắc-xin ngừa những căn bệnh về da, ví dụ như bệnh thủy đậu.

Hoặc đối với những bệnh da liễu không lây như mụn hoặc dị ứng da thì có nhiều cách để phòng ngừa như sau (lưu ý rằng mỗi phương pháp sẽ có tác dụng khác nhau tùy vào tình trạng da của mỗi người):

  • Rửa tay và làm sạch da mặt đúng cách.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Tránh tác động mạnh lên da (ví dụ như nặn mụn).
  • Tránh các món ăn uống dễ gây dị ứng hoặc môi trường dễ làm kích ứng da.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh hoặc các chất kích thích khác.
  • Tránh tiếp xúc quá lâu với nước (ví dụ như bơi lội hoặc giặt giũ bằng tay, tắm rửa quá thường xuyên).
  • Nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước, và tránh hoạt động thể lực quá sức hoặc căng thẳng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Bảo vệ da khỏi tình trạng quá lạnh, nóng, bị khô hoặc tiếp xúc với gió mạnh.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...