Bệnh Cường tuyến giáp

Bệnh Cường tuyến giáp

Bệnh Cường giáp là gì?

Cường giáp hay có tên gọi khác là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Đây là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Nếu bạn có quá nhiều hormone này sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh cường giáp.

Ảnh minh họa

Những đối tượng nào thường mắc phải bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)?

Đây là loại bệnh xuất hiện khá phổ biến chiếm tới 45,8% các bệnh nội tiết và 2,6% các bệnh nội khoa trong các bệnh lí về tuyến giáp. Cường giáp là một căn bệnh phổ biến. Có thể bị ở mọi lứa tuổi, bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ bệnh nhân nữ bị cường giáp cao gấp 3 lần nam.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Cường giáp là gì?

Basedow (Bệnh Grave) là nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp, đặc biệt ở các bệnh nhân trẻ tuổi. Rối loạn tự miễn này cũng có thể gây lồi mắt hoặc phù niêm trước xương chày – các triệu chứng này không gặp ở các nguyên nhân khác gây cường giáp.

Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm viêm tuyến giáp, bướu độc và sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp. Viêm tuyến giáp là tình trạng viêm nhiễm của tuyến giáp. Bướu là một khối u tuyến giáp tiết ra hormone tuyến giáp. Đôi khi không biết rõ nguyên nhân bệnh. Bệnh có thể di truyền trong gia đình nhưng không lây nhiễm.

Ảnh minh họa

Ngoài 2 nguyên nhân chính trên còn 1 số nguyên nhân là do các kháng thể trong máu kích thích sản xuất ra quá nhiều hormon tuyến giáp như:

+ Do uống quá nhiều hormon: Gây ra hiện tượng tăng hấp thu quá mức hooc môn tuyến giáp. (tình trạng này thường xảy ra ở những người lạm dụng thuốc giảm cân).

+ Do viêm tuyến giáp: Có thể xuất hiện sau khi bị nhiễm virus (viêm giáp bán cấp), gây ra triệu chứng sốt và đau họng , khó nuốt. Hiện tượng viêm vô tình gây ra những kẽ hở làm cho lượng hormon giáp vào máu gia tăng gây nên bệnh này.

+ Hàm lượng iot quá cao: Tuyến giáp sử dụng iot để tạo kích thích tố tuyến giáp. Phần vượt mức iôt có thể gây cường giáp.

+ Tiết TSH bất thường: Một khối u tuyến yên có thể gây nên tăng tiết TSH (hormon kích thích tuyến giáp). Ðiều này có thể làm tăng các tín hiệu đến tuyến giáp, kích thích tuyến giáp sản xuất dư thừa hormon giáp.

+ Do u tuyến giáp và bướu cổ.

Các triệu gây ra bệnh Cường giáp là gì?

- Căng thẳng kéo dài:

Khi bị cường giáp người bệnh thường cảm thấy dễ bị căng thẳng thường xuyên, ngoài ra bạn còn hay cáu kỉnh, kích động không rõ nguyên nhân.

- Mất ngủ:

Khó ngủ, không thể ngủ yên suốt đêm, thức dậy sớm hơn thói quen hàng ngày cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị cường giáp.

- Mệt mỏi:

Mệt mỏi, yếu sức rất phổ biến ở bệnh nhân cường giáp làm giảm khả năng vận động.

- Bất thường tim mạch:

Cảm giác rung bất thường ở ngực và nhịp đập bất thường của tim khiến bạn cảm thấy bồn chồn lo lắng thậm chí khó thở.

Ảnh minh họa

- Khả năng chịu nhiệt độ thấp:

Người bệnh cường giáp thân nhiệt thường ở mức cao hơn bình thường do tăng mức chuyển hóa cơ sở.

- Tiêu chảy:

Cường giáp còn làm tăng nhu động ruột khiến người bệnh đi tiêu nhiều thậm chí có thể gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài.

- Run bàn tay:

Một số bệnh nhân có triệu chứng run bàn tay

- Bướu cổ:

Cổ xuất hiện tình trạng sưng to được gọi là bướu cổ.

Cách điều trị bệnh Cường giáp

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc kháng giáp. Tuyến giáp hoạt động bằng cách sản xuất 2 hormone T3, T4 và khi tuyến này sản sinh quá nhiều hormone sẽ dẫn tới cường giáp. Khi bệnh nhân sử dụng loại thuốc này sẽ ngăn chặn được tình trạng sản xuất hormone dư thừa.

Hiện nay có 2 loại thuốc kháng giáp thường được dùng phổ biến, bao gồm PTU và một số hoạt chất khác. Khi uống các loại thuốc này có thể mất một vài tháng để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Một số người bệnh cần phải dùng thuốc này hơn một năm, nhưng liều lượng sẽ được giảm dần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Điều trị iốt phóng xạ

I-ốt phóng xạ là loại thuốc được đưa vào cơ thể chỉ một thời gian và hoạt động bằng cách dần dần phá hủy tuyến giáp. Đây được coi là một phương pháp điều trị rất an toàn, không gây tổn hại đến các mô lành lân cận.

Cách này khiến tuyến giáp bị phá hủy nên không còn khả năng sản xuất hormone nữa, vì vậy đa số bệnh nhân sẽ phải sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp để đạt được sự cân bằng thích hợp, cần thiết cho sự trao đổi chất và các chức năng khác của cơ thể. I-ốt phóng xạ không thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú hay các trường hợp bị cường giáp tạm thời như viêm tuyến giáp.

3. Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này có thể sử dụng cho những người không phù hợp với 2 phương pháp dùng thuốc và i ốt phóng xạ. Ưu điểm khi làm phẫu thuật là hầu hết tuyến giáp được loại bỏ. Người bệnh cường giáp sau khi phẫu thuật sẽ cần sử dụng thuốc hormone suốt đời để bổ sung cho cơ thể các hormone tuyến giáp bị mất.

Cách phòng chống bệnh Cường giáp

Để phòng chống bệnh Cường giáp 1 cách hiệu quả, bạn cần tuân thủ những yếu tố sau đây:

+ Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.

+ Ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là để quản lý được quá trình chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể.

+ Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

+ Kiểm tra chức năng tuyến giáp bằng xét nghiệm thường xuyên.

+ Hạn chế ăn quá nhiều hoặc quá ít muối iot, các món ăn có iot.

+ Bổ dung tăng cường lượng calo trong cơ thể, thực phẩm nhiều đảm và an toàn để tránh tình trạng giảm cân, thiếu dinh dưỡng.

+ Hạn chế các loại đồ uống lợi tiểu.

+Bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin khoáng chất, canxi, kẽm.

+Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, chiên xào.

+Đảm bảo ngủ đủ giấc, điều độ.

+Sử dụng những thực phẩm giúp bổ sung iot, và phòng ngừa các bệnh liên quan về tuyến giáp.

Tương tự như các căn bệnh khác không chỉ riêng bệnh Cường tuyến giáp, để phòng tránh bệnh thì mỗi người phải tự ý thức bằng việc phòng ngừa bệnh sớm nhất và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...