Bệnh còi xương và chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương
Một số công trình nghiên cứu cho thấy, trẻ còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu vitamin B1, thiếu máu do thiếu sắt.
Từ những năm 2003 - 2004 tỷ lệ còi xương chỉ khoảng 30% số trẻ tới khám, sau đó tăng dần lên theo năm khoảng 40%, Những năm 2009 - 2010 thậm chí đã lên tới gần 60% tỷ lệ trẻ tới khám được kết luận bị còi xương”.
1. Nguyên nhân trẻ còi xương
Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và calcium, tỷ lệ calci/phospho thấp: chế độ ăn nhiều phytate (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu calci.
Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai
Thiều ánh sáng mặt trời: nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường... ).
2. Cơ chế còi xương
Xương của con người muốn phát triển được tốt, muốn trở nên cứng rắn, khỏe... thì cần có một số chất tới nuôi dưỡng, trong đó chủ yếu là chất calcium. Chất calcium này có trong nhiều loại thức ăn: sữa, thịt, cá, trứng, đậu... Tuy nhiên, calcium chỉ có thể được hấp thụ tốt nếu có vitamin D trong cơ thể. Vitamin D giúp cho calcium từ những thức ăn trong bộ máy tiêu hóa được hấp thụ vào máu, đồng thời cũng giúp cho calcium trong máu được vận chuyền tới các xương và được hấp thụ vào đó. Vì vậy nếu cơ thể của bé thiếu vitamin D, thì các xương của bé do không hấp thụ được đủ calcium sẽ không phát triển được tốt, sẽ trở nên cong, vênh, xốp. .. và trở thành bệnh còi xương.
Vitamin D có trong nhiều loại thực phẩm, nhưng có nhiều nhất là trong gan động vật, gan cá - nhất là gan cá thu và trong trứng, trong bơ...
Tuy nhiên, các chất nói trên khi vào cơ thể của bé, mới đưa ra được một chất chưa hắn là vitamin D. Chất này được gọi là “tiền vitamin D” (tiền là trước). “Tiền vitamin D” năm trải rác dưới da. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào da thì có một tia sáng gọi là tia tử ngoại sẽ chuyển “tiền vitamin D” thành vitamin D.
Do đó, muốn có vitamin D trong cơ thể, thì ăn các thực phẩm có nhiều vitamin D chưa đủ, mà còn phải cho cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nữa. Vì vậy, muốn tránh được bệnh còi xương, một việc cần thiết là phải cho bé được tắm nắng đầy đủ, ví dụ mỗi sáng tắm nắng khoảng 30 phút. Các bé sống ở những nơi tăm tối, lụp xụp, ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì thường hay bị còi xương.
3. Triệu chứng còi xương
Bệnh còi xương hoàn toàn có thể phát hiện, chẩn đoán chính xác.
Những triệu chứng sau đây có thể nhận xét được dễ dàng:
a. Thoạt đầu, thấy bé hay quấy khóc, ngủ luôn bị giật mình và hay đổ mô hôi. Tuy nhiên, lúc này các triệu chứng đó thường chưa làm chúng ta chú ý đến lắm.
b. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, sẽ thấy đầu của bé như to ra hơn, so với thân thể của bé. Có trường hợp, sờ thấy một vài cục bướu nổi lên quanh đâu. Trong khi đó, sờ lên thóp của bé, lại thấy thóp đó chậm kín lại (bình thường, thóp của bé phải khép kín sau 12-18 tháng). Cũng thấy răng của bé chậm mọc và bé rất để bị sún răng, sâu răng.
c. Sau đó, xem xét, sờ nắn thân thể và tay chân, sẽ thấy xương sông (cột sống) của bé bị cong, bị vẹo... Đồng thời, xương tay chân cũng có thể bị cong, nhất là xương chân, gây
nên tình trạng “chân vòng kiềng”, “chân chữ bát”. Do tình trạng xương yêu như trên, bé chậm biết lẫy, biết đứng, biết đi.
d. Cuối cùng, nếu bệnh còi xương xảy ra ở các bé dưới 1 - 2 tuổi, thì bé rất dễ bị co giật (làm kinh). Có chứng này, là do cơ thể thiếu calcium. Vì calcium không chỉ cần thiết cho xương, mà còn là một chất quan trọng làm cho hệ thần kinh ổn định và phát triển.
4. Phòng bệnh còi xương
- Trong thời gian có thai và cho con bú, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời. Nên ăn uống hợp lý, chú ý thực phẩm giàu vitamin D, calci đê phòng tránh còi xương sớm cho trẻ từ trong bào thai và trong những tháng đầu sau đẻ.
- Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu , sau đó cho ăn bổ sung. Chú y cho ăn dầu mỡ, thực hiện tô màu bát bột. Hằng ngày phải cho trẻ tắm nắng 5-10 phút đề có đủ vitamin D.
- Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân. Một trong những biện pháp phòng bệnh còi xương là tăng cường vitamin D vào thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.
5. Điều trị trẻ còi xương
5.1. Bổ sung calci cho trẻ
- Calci luôn cần được cung cấp cho cơ thể trong suốt các giai đoạn của cuộc sống, từ trong bào thai cho đến khi trưởng thành và người già. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam và RDA của Mỹ, mỗi ngày trẻ em cần khoảng 500-1.000mg calci tùy theo độ tuổi.
- Sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua, bánh flan, phô-mai... là nguồn cung cấp calci quan trọng, sau đó là đậu hũ, hải sản (cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ mới chứa nhiều calci), đậu các loại, mè, rau xanh... Cần chú ý là calci trong sữa thì dễ hấp thụ hơn là calci từ các nguồn thực phẩm khác.
5.2. Bổ sung vitamin D cho trẻ còi xương
- Ngoài việc cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin D như sữa, trứng, gan, bơ... trẻ em mọi độ tuổi đều cần phải được tắm nắng nhẹ 15-20 phút mỗi ngày. Ánh nắng nhẹ là nắng trước 9 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều. Cần bộc lộ da càng nhiều càng tốt để ánh nắng trực tiếp chiều vào da thì sẽ tạo ra nhiều vitamin D. Sau khi ra nắng vài phút cho bé ấm người rồi mẹ nên cởi bớt nón, vớ, vén áo hoặc quần bé càng nhiều càng tốt. Không phơi nắng qua cửa kính. Trẻ nhỏ chưa đi được thì bà mẹ cần bông bề trẻ ra ngoài trời để tắm nắng, nếu trẻ đã tự đi được thì cần nhắc nhở và tạo điều kiện cho trẻ ra môi trường bên ngoài. Bà mẹ đang cho con bú sữa mẹ cũng phải tắm nắng hằng ngày để đảm bảo cho nhu cầu vitamin D của chính người mẹ đồng thời có đủ vitamin D trong sữa mẹ để cung cấp cho trẻ.