Bệnh cơ tim chu sản

Bệnh cơ tim chu sản

Nguyên nhân 

Sự liên quan giữa bệnh cơ tim giãn và phụ nữ có thai được chú ý vào năm 1870, khi Virchow and Poiak lần đầu tiên báo cáo những bằng chứng giải phẫu bệnh lý về sự thoái hóa của cơ tim ở những bệnh nhân tử vong trong thời kỳ sinh đẻ.

Bệnh cơ tim chu sản (CT CS) xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng cuối của thời kỳ thai nghén đến tháng thứ 5 sau khi sinh con ở những phụ nữ mà trước đó chúc nàng tim hoàn toàn bình thường. Đó là khi xuất hiện những dấu hiệu buồng tim trái giãn và suy chức năng thất trái (chức năng tâm thu thất trái giảm dưới 45%).

Triệu chứng bệnh 

Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện sau tuần thứ 36 của thai kỳ. Nếu trước đó chức năng tim đã bị rối loạn thì tình trạng lâm sàng có thể nặng lên từ tháng thứ 7 của thời kỳ mang thai. Biểu hiện hay gặp là sản phụ mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, có cảm giác bị chẹn ở ngực, đau ngực, phù hai chi dưới, trướng bụng và có cảm giác ăn uống chậm tiêu. Các dấu hiệu cần lưu ý khi thăm khám là tĩnh mạch cổ nổi, nhịp tim nhanh, thở nhanh, gan to, bụng có cổ trướng, phù ngoại vi, rối loạn tâm thần, tắc mạch. 

Yếu tố nào dẫn đến bệnh CTCS? 

Về nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ, trước đây người ta cho rằng sự thiếu hụt về dinh dưỡng có thể là nguyên nhân gây bệnh do tỷ lệ bệnh tăng cao ở những phụ nữ có suy dinh dưỡng. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự liên quan này. Ngày nay càng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh CTCS trên thực tế là một dạng của viêm cơ tim xuất hiện lừ nhiễm khuẩn, tự miễn... Một vài nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là hậu quả của bệnh viêm cơ tim.

Với những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh cơ tim giãn nên lưu ý rằng có nhiều nguy cơ mắc bệnh CTCS. Sản phụ mắc bệnh cơ tim giãn là đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao và nôn được nhập viện theo dõi khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng của suy chức năng thất trái. Những phụ nữ sinh đẻ ở tuổi cao, sinh nhiều lần, sinh đôi cũng được xem là những trường hợp có nguy cơ cao.

Điều trị bệnh 

Điều trị bệnh CTCS cũng tương tự như điều trị bệnh cơ tim giãn không có thiếu máu cục bộ khác, tuy nhiên những chỉ định trong thời kỳ này vô cùng thận trọng vì liên quan đến thai nhi. Nếu bệnh ở thể nhẹ, có thể chỉ dùng các biện pháp không dùng thuốc như chế độ ăn ít muối (dưới 4mg/ngày) hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể (dưới 2 lít/ngày) và uống từng ít một, không nên uống quá nhiều một lúc vì khi cơ tim bị giãn mà nước đưa vào cơ thể nhiều sẽ làm tăng cung lượng tim dẫn đến tình trạng suy tim trầm trọng hơn. Đồng thời nên có những bài tập luyện nhẹ nhàng hằng ngày như đi bộ.

Các thuốc điều trị bao gồm digoxin, thuốc lợi tiểu và hydralazine. Thuốc chẹn bêta giao cảm có thể cải thiện chức năng thất trái và được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên có những trường hợp nhịp tim thai bị chậm và chậm phát triển thai nhi. Chống chỉ định dùng thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin II hoặc ức chế thụ thể angiotensin. Thuốc chống đông có đáp ứng tốt cho bệnh nhân cơ tim giãn, nhất là khi thất trái giãn và chức năng tâm thu thất trái giảm nhiều, nhưng ở sản phụ thì hết sức thận trọng vì có thể sẽ gây ra hiện tượng băng huyết trong khi chuyển dạ.

Tất cả phụ nữ có tiền sử bệnh tim, sinh ra trong những gia đình có người bị bệnh CTCS hay đã từng mắc bệnh trong lần mang thai trước cần được theo dõi chặt chẽ sức khỏe bởi cả bác sĩ tim mạch và sản khoa trước khi quyết định có thai. Nếu có thai mới phát hiện bệnh thì cần được luôn luôn theo dõi, điều trị và tư vấn sức khỏe về tình trạng có nên tiếp tục mang thai hay không.
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...