Bệnh chảy máu cam và cách phòng trị
a. Kiến thức chung
Chảy máu cam - máu từ trong hai lỗ mũi chảy ra - là hiện tượng rất thường gặp, đến nỗi người ta không xem đó là một căn bệnh. Thường thì không có gì nghiêm trọng, trừ ra việc nó gây khó chịu cho bạn một lúc, và nếu vấn đề xảy ra quá thường xuyên, khả năng mất nhiều máu sẽ trở thành mối nguy hiểm.
Một số người chảy máu cam không rõ nguyên do, nhưng rất thường bị vào những ngày khí trời nóng bức. Tuổi mới lớn thường bị nhiều hơn người đã trưởng thành. Chảy máu cam cũng có thể xảy ra do va đập mạnh vào mũi. Và cho dù với nguyên nhân nào, cách xử lý cũng vẫn tương tự như nhau.
Với cách xử lý thích đáng, nhưng nếu việc chảy máu vẫn kéo dài quá lâu, hoặc việc chảy máu xảy ra quá thường xuyên, bạn cần đi khám bác sĩ. Vì trong những trường hợp đó, chảy máu cam có thể là dấu hiệu của những thương tổn khác quan trọng hơn, cũng có thể là biểu hiện thiếu vitamin, rối loạn đông máu, hoặc thậm chí có khối u trong mũi.
b. Những điều nên làm
- Tuyệt đối không dùng bông gòn để nhét vào mũi khi bị chảy máu. Bông gòn dễ sử dụng và có thể giúp cầm máu nhanh, nhưng vấn đề xảy ra là sau đó, khi máu đã ngưng chảy, các sợi bông gòn dính bết vào vết thương, khi bạn gỡ bông gòn ra sẽ làm máu chảy lại. Mặt khác, những sợi rất nhỏ rất khó lấy sạch ra khỏi vết thương, nên nằm lại trên bề mặt khi vết thương bắt đầu lành, và có thể gây ngứa, khó chịu. Thay vì bông gòn, nên dùng một miếng gạc vải mềm vừa nhỏ để nhét vào. - Sau khi đã nhét được miếng Bạc vào mũi, dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp nhẹ bên ngoài
mũi, chỗ ngay bên dưới xương mũi, ép lại, để hơi thở không đi qua mũi quá mạnh, đồng thời cũng giúp ép miếng gạc vào vết thương, làm ngưng chảy máu.
- Không ngửa đầu về sau quá như nhiều người vẫn thường làm. Nên ngồi ngay, đầu chỉ hơi ngẩng lên một chút để mũi có vị trí nằm hơi ngang là được.
- Giữ hai ngón tay ở vị trí bóp lại như trên từ năm đến mười phút. Nếu khi buông ra mà máu vẫn còn chảy, lặp lại một lần nữa. Nhưng nếu lần này máu vẫn không ngừng chảy, bạn cần có sự can thiệp khác nữa.
- Đắp một miếng gạc ướp nước đá lên bên trên mũi để giúp máu đông lại nhanh hơn, và cũng tạo cho bạn cảm giác dễ chịu hơn.
- sau khi máu đã ngừng. chảy ít nhất là 10 phút, dùng tay khoác nước rửa nhẹ cho sạch bên ngoài mũi và thấm ướt miếng gạc trước khi nhẹ nhàng lấy ra.
- Trong vòng một tuần kể từ sau khi bị chảy máu, tránh những va đập mạnh vào nơi mỗi, vì vết thương chưa lành hẳn rất dễ chảy máu lại.
- Khi chảy máu quá lâu không cầm được, hoặc việc chảy máu xảy ra quá thường xuyên, bạn cần khám bác sĩ ngay để phát hiện những nguyên nhân khác.