Bệnh Chàm Môi

Bệnh Chàm Môi

Chàm môi là bệnh gì?

Chàm môi có tên tiếng Anh là Cheilite Simple, là một bệnh viêm da dị ứng, xuất hiện ở môi hoặc vùng quanh miệng. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy “khó chịu” bởi vị trí xảy ra bệnh là ở môi, dẫn đến thiếu tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm môi là gì?

Hiện nay nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được xác định rõ nhưng có thể liên quan đến một số yếu tố bên trong và bên ngoài. 

Sau đây là các yếu tố phổ biến thường dẫn đến bệnh chàm môi gồm:

  • Nước bọt.
  • Các chất độc hại có trong các sản phẩm môi như son môi, kem chống nắng môi, xăm môi.
  • Phụ gia thực phẩm.
  • Phấn hoa.
  • Kem đánh răng.
  • Điều trị nha khoa.
  • Món ăn.
  • Thuốc trị mụn trứng cá.

Bệnh chàm môi còn do một số tác nhân khác như:

  • Tiền sử gia đình có bệnh chàm, dị ứng và hen suyễn.
  • Các thương tổn trên da cho phép các hóa chất dễ dàng đi vào và làm bệnh bùng phát.
  • Công việc liên quan đến liên tục chạm môi vào vật liệu, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng.
  • Căng thẳng tột độ.
  • Cảm lạnh hoặc cúm.
  • Nhạy cảm với thời tiết nóng hoặc lạnh.
  • Thay đổi nồng độ hormon, thường ở phụ nữ.
  • Rối loạn hệ thần kinh, rối loạn hệ tiêu hóa.

Những triệu chứng của bệnh chàm môi là gì?

Ở giai đoạn đầu của bệnh, môi sẽ có hiện tượng khô, da môi bị bong tróc thành từng mảng khá rõ, gây đau và ngứa, nhất là mỗi khi ăn uống hay nói chuyện. Triệu chứng này giống như khô môi thông thường hay gặp phải vào mùa đông nên khá nhiều người chủ quan với triệu chứng này.

Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng hơn, các khu vực môi, mép xuất hiện vết lở, thậm chí có kèm theo mụn nước nhỏ chứa dịch bên trong mọc xung quanh miệng, môi khô nứt nẻ có khi chảy máu. Lâu dần các vết lở sẽ bị nứt toác ra, gây khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.

Sau đây là một số triệu chứng phổ biến:

  • Môi đỏ bất thường.
  • Khô.
  • Nứt nẻ.
  • Ngứa.

Những phương pháp điều trị bệnh chàm môi là gì?

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm căn bệnh này, các liệu pháp điều trị chỉ kiểm soát các triệu chứng kết hợp tránh các chất gây dị ứng. Sau đây là các liệu pháp điều trị thường thấy gồm:

Dưỡng ẩm

Chàm môi gây khô da, nứt nẻ trên môi và vùng xung quanh miệng vì thế nguyên tắc đầu tiên là người bệnh cần giữ ẩm. Và có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm bán tự do như Lubriderm, Aquaphor, Eucerin....

Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng kem dưỡng ẩm trong vòng 3 phút sau khi vệ sinh vùng môi.

Lưu ý: Tránh các loại kem dưỡng ẩm có chứa hương liệu hoặc thành phần hóa học không cần thiết.

Dùng Hydrocortisone

Kem steroid hiện là phương pháp điều trị chính cho bệnh eczema, và chàm môi vẫn có thể dùng kem hydrocortisone 1% để bôi lên vùng da tổn thương nhằm kiểm soát các triệu chứng như đỏ, viêm và ngứa.

Thuốc kháng Histamine

Chàm môi gây ngứa vì thế người bệnh thường sẽ gãi làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Việc này không chỉ khiến hỏng da môi mà còn dễ bị nhiễm khuẩn. Trong trường hợp ngứa nhiều có thể dùng thuốc kháng Histamine (theo đơn bác sĩ). Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng thuốc kháng Histamine vào ban đêm để kiểm soát ngứa, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ.

Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng có dấu hiệu sốt bệnh nhân sẽ phải uống thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn. 

Thay thế sản phẩm làm sạch

Nhiều xà phòng, sữa rửa mặt khiến bệnh chàm môi tồi tệ hơn vì thế khi thấy hiện tượng khiến da môi bị khô và viêm sau khi rửa mặt thì nên thay thế bằng các sản phẩm dịu nhẹ khác. Và sau khi rửa mặt cần làm sạch vùng môi kỹ hơn bằng nước sạch.

Các biện pháp sau đây giúp phòng tránh bệnh chàm môi:

- Luôn giữ da môi được sạch và đủ độ ẩm, hạn chế sử dụng những loại son môi có chứa nhiều chất độc hại, thường xuyên chăm sóc, tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm cho môi với các tinh chất từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu olive,...Nhất là trong mùa đông.

- Khi môi có dấu hiệu bị khô tuyệt đối không được liếm môi, thay vào đó nên uống nhiều nước để cơ thể duy trì được độ ẩm cần thiết.

- Bổ sung thêm nhiều vitamin có lợi cho cơ thể như B2, B6, B12, E, ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng như tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng.

- Khi bị chàm môi không được ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ và hạn chế đồ ăn có gia vị vì có thể làm môi bị sưng tấy, đau, xót.

- Hạn chế cười đùa, nói chuyện khi môi bị căng vì sẽ làm các vết nứt sẽ bị sâu và rộng hơn.

- Xem xét các nguồn thực phẩm có khả năng gây bệnh chàm môi qua đường dị ứng thực phẩm. 

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Không liếm môi.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...