Bệnh Căng Cơ Thắt Lưng
Bệnh căng cơ thắt lưng là gì?
- Căng cơ thắt lưng là bệnh phổ biến nhất trong những chấn thương ở thắt lưng, trong đó cơ hoặc gân ở thắt lưng bị kéo căng hoặc rách. Một loạt các cơ bắp và dây chằng ở lưng giữ xương cột sống. Khi các cơ căng ra quá mức dẫn đến các cơ bắp suy yếu dần, cột sống sẽ trở nên kém ổn định gây đau lưng. Ngoài ra bệnh Căng cơ thắt lưng thật chất không nguy hiểm, bởi nó chỉ gây đau nhức cấp tính, có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu chủ quan, bệnh có thể sẽ là nguyên nhân khiến sức khỏe và năng suất lao động của bạn bị giảm sút nghiêm trọng, thậm chí còn có nguy cơ phát sinh nhiều ảnh hưởng khác.
Đối tượng nào thường gặp phải căn bệnh trên:
- Bất cứ ai cũng có thể bị căng cơ thắt lưng. Các vận động viên, đặc biệt là các cầu thủ bóng đá và thể dục dụng cụ, dễ bị căng cơ trong trong quá trình luyện tập thi đấu.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh bệnh căng cơ thắt lưng là gì?
Tuổi giá, khiêng vác đồ nặng, vận động mạnh, béo phì...
- Tai nạn, chấn thương, va đập mạnh hoặc té ngã gây tổn thương vùng lưng.
- Làm việc phải đứng hoặc ngồi lâu liên tục trong thời gian dài ở 1 tư thế, ít vận động.
- Hệ cơ, gân, dây chằng và xương cột sống yếu, hoạt động kém linh hoạt do bẩm sinh hoặc di truyền.
- Béo phì, thừa cân sẽ tạo áp lực cho cột sống lưng khi di chuyển và vận động.
- Chơi thể thao quá sức không nghỉ ngơi hợp lý, làm việc hoặc thực hiện các thao tác vận động sai tư thế.
- Biểu hiện của một số bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa xương, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống,...
Triệu chứng bệnh căng cơ thắt lưng là gì?
Các triệu chứng bao gồm đau đột ngột ở thắt lưng và nặng lên khi hoạt động (uốn, duỗi, ho, hắt hơi). Các triệu chứng khác là đau và cứng lưng, co thắt thắt lưng, đau mông và chân.
Uốn, duỗi, ho, hắt hơi sẽ khiến thắt lưng đau đột ngột.
Điều trị bệnh căng cơ thắt lưng
- Điều trị căng cơ thắt lưng bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, chườm nóng, thuốc men và các bài tập thể dục. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi trong một hoặc hai ngày, sau đó bắt đầu lại từ các hoạt động thể chất nhẹ. Chườm đá trong 2 - 3 ngày đầu tiên để hết sưng. Tắm hoặc ngâm trong bồn nước nóng có thể hữu ích đối với người bệnh.
- Các loại thuốc như thuốc giãn cơ và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau nhưng tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Các loại thuốc như thuốc giãn cơ và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
- Một số tác dụng phụ của 2 loại thuốc trên như sau:
+ NSAID có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy, loét, đau đầu, chóng mặt, nghe kém hoặc phát ban.
+ Thuốc giãn cơ có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, hoặc phát ban.
- Vật lý trị liệu và các bài tập thể dục có thể giúp tăng cường cơ bắp ở vùng bụng, kéo duỗi và tăng cường sức cơ thắt lưng trong và sau khi lành bệnh.
Điều trị bằng vật liếu trị liệu.
Phòng chống bệnh căng cơ thắt lưng
1. Nằm nghỉ ngơi giúp giảm đau cơ lưng hiệu quả
- Nghỉ ngơi thư giãn là cách rất hiệu quả nhằm xoa dịu những cơn đau do giãn cơ lưng cũng như lấy lại tinh thần và năng lượng khi cảm thấy mệt mỏi và chán nản.
- Hãy nằm thật thoải mái trên giường có đệm không quá cứng và không quá mềm. Nên đặt một gối mỏng bên dưới vùng lưng đau, đặc biệt đau vùng thắt lưng và dưới gáy. Nằm thư giãn và hít thở đều trong vòng từ 15 – 30 phút bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
2. Thực hiện massage để chữa bệnh giãn cơ lưng
- Áp dụng một số động tác xoa bóp, massage vùng lưng, đặc biệt là vùng bị đau sẽ giúp điều hòa khí huyết, giải phóng những ứ đọng và làm dễ chịu các cơ dây chằng đang bị ức chế. Bạn nên xoa nóng hai bàn tay vào nhau rồi vòng ra sau lưng xoa bóp nhẹ nhàng cơn đau, có thể day bấm một số điểm thấy đau nhất. Thực hiện khoảng 30 phút cơn đau do bệnh giãn cơ lưng sẽ giảm đi rõ rệt.
3. Giảm căng giãn cơ lưng bằng bài tập ngồi thiền
Ngồi thiền là một phương pháp có nguồn gốc cổ xưa. Nó giúp tĩnh tâm, thư thái và tập trung trí tuệ rất hiệu quả. Đồng thời, nó cũng có khả năng kéo giãn cột sống, điều hòa năng lượng trong cơ thể, giảm các cơn đau rất tốt và đặc biệt giúp sống lâu hơn.
Ngồi thiền cũng là phương pháp giảm căng cơ thắt lưng.
4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp giảm bệnh giãn cơ lưng
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe, việc ăn uống đầy đủ chất sẽ giúp tăng sức đề kháng, các cơ quan trở nên khỏe hơn... Đặc biệt, chế độ ăn nên bổ sung nhiều canxi để xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng loãng xương và thoái hóa, bổ sung thêm nhiều magie trong nguồn thực phẩm tự nhiên sẽ giúp co giãn cơ bắp, dây chằng tốt hơn, giảm bệnh giãn cơ lưng, thư giãn các dây thần kinh...