Bệnh Bướu Cổ

Bệnh Bướu Cổ

Bệnh bướu cổ là gì?

Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư. Những bướu này có thể có hay không làm thay đổi chức năng của tuyến giáp như cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp. 

Bướu cổ là gì.

Bướu cổ là gì.

Tất cả được xếp làm 3 nhóm: dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ là gì?

- Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt I-ốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ I-ốt là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ thực chất là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số I-ốt vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Vì một lý do nào đó mà tuyến giáp trạng không thể nhận được đầy đủ hàm lượng I-ốt dẫn đến hiện tượng sự bài tiết sẽ tụt giảm. Vì nguyên nhân này mà tuyến giáp trạng phải tăng thêm kích thước để sản xuất hoóc-môn, biến thành sưng to, gọi là bướu ở cổ.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ.

- Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.

- Do dùng thuốc: do dùng kéo dài một số loại thuốc như muối Lithium (dùng trong chuyên khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa I - ốt như thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp, khớp, chống loạn nhịp...

- Do thức ăn: ăn nhiều thức ăn ức chế tổng hợp hoóc-môn giáp như các loại rau họ cải, măng, sắn,...

- Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị nguy cơ bướu cổ. 

Triệu chứng bệnh Bướu cổ

Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp.

Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.

Bướu cổ có đặc điểm khác nhau ở mỗi người. Dựa vào độ to nhỏ có thể chia thành những loại sau:

- Độ 1: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.

- Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.

- Độ 3: Bướu quá to.

Các giai d9oa56n của bệnh bướu cổ.

Các giai d9oa56n của bệnh bướu cổ.

Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.

- Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, X quang thấy như một u trung thất.

- Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.

- Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ không chừng, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi còng quèo. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép như nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ, chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.

Triệu chứng rõ rệt của bệnh bướu cổ.

Triệu chứng rõ rệt của bệnh bướu cổ.

Cách điều trị bệnh bướu cổ

1. Quan sát 

Nếu bướu cổ nhỏ và không gây ra vấn đề, tuyến giáp hoạt động bình thường, bác sĩ có thể đề nghị chờ và xem cách tiếp cận.

2. Thuốc 

Nếu có suy giáp, thay thế hormone tuyến giáp với levothyroxine (Levothroid, Synthroid) sẽ giải quyết các triệu chứng của suy giáp cũng như làm chậm sự phát hành của hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên, thường làm giảm kích thước của bướu cổ. Đối với viêm tuyến giáp, bác sĩ có thể khuyên dùng aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị viêm. Đối với liên kết với cường giáp, có thể cần thuốc để bình thường hóa nồng độ hormone.

Bác sĩ có thể khuyên dùng aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị viêm.

Bác sĩ có thể khuyên dùng aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị viêm.

3. Phẫu thuật

Loại bỏ tất cả hay một phần của tuyến giáp là một lựa chọn nếu có bướu cổ lớn, khó chịu hoặc gây khó thở hoặc nuốt, hoặc trong một số trường hợp, nếu gây bướu cổ cường giáp. Phẫu thuật cũng là điều trị ung thư tuyến giáp. Có thể cần dùng levothyroxine sau khi phẫu thuật, tùy thuộc vào lượng tuyến giáp loại bỏ.

Điều trị bằng cách phẫu thuật.

Điều trị bằng cách phẫu thuật.

4. I-ốt phóng xạ

Trong một số trường hợp, iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị tuyến giáp hoạt động quá mức. Các iốt phóng xạ được dùng bằng cách uống và đến tuyến giáp thông qua máu, phá hủy các tế bào tuyến giáp. Các kết quả điều trị trong giảm kích thước của bệnh bướu cổ, nhưng cuối cùng cũng có thể gây ra suy tuyến giáp. Hormone thay thế levothyroxine tổng hợp sau đó trở nên cần thiết.

Cách phòng chống bệnh bướu cổ

- Bổ sung i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày như dùng muối i-ốt thay cho muối thường. Những biện pháp bổ sung i-ốt trong nước mắm, dầu, bánh mì... cũng rất tốt cho sức khỏe.

- Không dùng kéo dài các thuốc hay thức ăn ức chế hấp thụ iốt, sản xuất hoóc-môn.

- Bổ sung ăn thức ăn hải sản như cá biển, sò ốc, mực, rong biển (rong sụn, rau câu, tảo…), các loại rau xanh, rau xà lách xoong, trứng, phủ tạng động vật, sữa hoặc dùng thêm viên tảo bổ sung hàng ngày.

Các thực phẩm cần bổ sung.

Các thực phẩm cần bổ sung.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...