Bệnh Bạch Hầu
Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm trùng cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn (Corynebacterium Diphtheriae) gây ra. Căn bệnh này thường gây tổn thương chủ yếu ở vùng hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác. Dấu hiệu dễ nhận ra nhất là có giả mạc xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng.
Hiện tại, căn bệnh này lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc những trường hợp mang vi khuẩn bạch hầu. Bên cạnh đó, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Tuy nhiên, bệnh bạch hầu không tồn tại miễn dịch chống lại vi khuẩn và chỉ duy nhất miễn dịch chống lại độc tố, vì thế hầu hết những trường hợp mang vi khuẩn và người bị bệnh mới có miễn dịch. Ngoài ra, nếu thai phụ đã có miễn dịch thì khi sinh trẻ ra cũng có thể được miễn dịch do mẹ truyền qua nhau thai nhưng chỉ kéo dài được từ 3- 6 tháng sau sinh. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh nếu mẹ đã được tiêm phòng nhưng khả năng miễn dịch không còn.
Nguyên nhân gây ra bệnh Bạch hầu là gì?
Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Đây là một loại trực khuẩn, có 3 loại là Gravis, Mitis và Intermedius. Không những thế, trực khuẩn bạch hầu có thể tồn tại rất lâu trong giả mạc và họng của những bệnh nhân đang mới vừa điều trị xong (ở chỗ viêm, tới 6 tháng sau cấy vi khuẩn vẫn còn mọc). Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đối với những trường hợp mang mầm bệnh trong họng hay trong mũi họng trung bình từ 3 - 4 tuần, có khi kéo dài hơn 1 năm (khi ho ho, hắt hơi... trực khuẩn theo các giọt nước tiếp xúc với người đối diện và làm lây lan bệnh). Tình trạng này cũng có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng thường thấy của bệnh bạch hầu là gì?
Cho đến nay, triệu chứng phổ biến nhất ở căn bệnh này là sốt, đau họng, khó nuốt, thở rít, nổi hạch bạch huyết, chảy nước mũi, máu mũi, chảy nước dãi, khàn tiếng, viêm loét da. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp mắc bệnh mà không có bất cứ triệu chứng nào.
Phương pháp điều trị bệnh Bạch hầu như thế nào?
Sau đây là một số phương pháp điều trị của bệnh bạch hầu như:
- Trung hoà độc tố càng sớm càng tốt.
- Kháng sinh diệt vi khuẩn.
- Chống bội nhiễm và tái phát.
- Điều trị tại giường, nghỉ ngơi tuyệt đối theo dõi, ngăn ngừa và điều trị các hội chứng.
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.
- Trung hoà độc tố bạch hầu. Dùng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Kháng độc tố bạch hầu (Serum Anti Diphtheriae- SAD). Đây là biện pháp tốt nhất, cần phải dùng sớm, ngay từ khi nghi ngờ bệnh bạch hầu. SAD chỉ có tác dụng với các độc tố còn lưu hành trong máu.
- Kháng sinh. Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ điều trị dựa trên biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân. Các kháng sinh được dùng trong điều trị để diệt Corynebacterium Diphtheriae là Penicilin, Ampicilin, Erythromycin, Rifampycin, Clindamycin, Cephalosporin… Nhưng Penicilin thường được dùng nhiều nhất.