Bệnh Alzheime
Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là một nguyên nhân của chứng giảm trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Alzheimer ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy. Bệnh tiến triển chậm và thường bắt đầu với triệu chứng đãng trí nhẹ. Sự suy giảm này thường tiến triển theo thời gian và khó hồi phục, gây suy sụp đáng kể chức năng trí tuệ cũng như các vận động trong sinh hoạt thường ngày. Bệnh tiến triển nặng có thể khiến bệnh nhân tử vong. Vì vậy, người bị mất trí nhớ, đặc biệt là người cao tuổi, cần được theo dõi sát sao và điều trị phù hợp để hạn chế những hậu quả xấu của căn bệnh gây ra. Hiện nay không chỉ người già mà nhiều bạn trẻ đã mắc chứng bệnh mất trí nhớ.
Chứng giảm trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ.
Trung bình người bệnh chỉ có thể sống được từ 8 – 10 năm kể từ khi mắc bệnh này. Tùy vào mỗi người, mà bệnh có thể diễn tiến nhanh hay chậm. Dù bệnh này thường không do yếu tố di truyền, nhưng nếu có thành viên trong gia đình mắc bệnh thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer là gì?
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer vẫn chưa được xác định rõ. Khi bị Alzheimer, các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin của người bệnh bắt đầu suy yếu và mất đi. Ngoài ra, các protein bất thường được tạo ra, tạo mảng bám hoặc tích tụ xung quanh và bên trong các tế bào gây cản trở truyền thông tin.
Các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin của người bệnh bắt đầu suy yếu và mất đi.
Ngoài ra một số yếu tố có thể khiến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn như:
- Tuổi tác:
Alzheimer không phải là một phần của tuổi già, nhưng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng lên rất nhiều sau khi con người đạt đến độ tuổi 65. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mất trí nhớ tăng gấp đôi sau khi 60 tuổi. Những người có sự thay đổi di truyền hiếm gặp liên quan đến bệnh Alzheimer sớm bắt đầu trải qua các triệu chứng ngay từ khi 30 tuổi.
- Di truyền:
Cơ thể có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer nếu trong gia đình cũng có người mắc bệnh.
- Mắc hội chứng Down:
Nhiều người bị hội chứng Down cũng có thể phát triển thành bệnh Alzheimer. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Alzheimer có xu hướng xuất hiện trước từ 10 đến 20 năm với những người bị hội chứng Down so với những người bình thường. Ngoài ra một gen chứa trong nhiễm sắc thể gây ra hội chứng Down cũng làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh Alzheimer.
- Giới tính:
Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn nam giới, một phần là bởi vì họ có tuổi thọ cao hơn.
- Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ:
Những người có suy giảm nhận thức nhẹ (MCI), có vấn đề về bộ nhớ hoặc những triệu chứng khác về suy giảm nhận thức nhưng không nghiêm trọng để được chẩn đoán là chứng sa sút trí tuệ cũng có nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer.
- Chấn thương đầu:
Những người bị từng bị chấn thương đầu nghiêm trọng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn những người bình thường.
- Lối sống không khoa học:
Lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của một người. Và dĩ nhiên cơ thể sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer và cả các bệnh khác nữa nếu có một lối sống không tốt.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh Alzheimer là gì?
Thời gian đầu, người bệnh sẽ bị mất ngủ hoặc nhầm lẫn, đó có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh Alzheimer. Nhưng qua một thời gian, căn bệnh làm người bệnh nhớ về những kỷ niệm trước đây. Vì biểu hiện của bệnh Alzheimer khác nhau ở mỗi người, vì thế những thay đổi về não bộ như sau:
- Người bệnh sẽ lặp đi lặp lại các câu hỏi hoặc câu trả lời nhiều lần, không nhận ra rằng người bệnh đã hỏi câu hỏi trước.
- Hay quên cuộc hội thoại, cuộc hẹn hoặc sự kiện.
- Bị lạc trong những nơi quen thuộc.
- Quên mất tên của các thành viên gia đình và các đồ vật thân thuộc hàng ngày.
- Khó khăn trong việc tìm đúng ngôn từ để xác định các đối tượng khác nhau, thể hiện suy nghĩ hoặc tham gia vào các cuộc hội thoại.
- Hạn chế khả năng tư duy và lý luận.
- Khó khăn trong việc tập trung và suy nghĩ, đặc biệt là về các khái niệm trừu tượng như số. Người bệnh không thể làm được nhiều công việc cùng lúc và liên kết chúng với nhau.
- Khó khăn trong việc đưa ra phương án và quyết định.
- Người mắc bệnh Alzheimer có thể quên các công việc cơ bản như mặc quần áo và tắm rửa.
Người mắc bệnh Alzheimer có thể quên các công việc cơ bản như mặc quần áo và tắm rửa.
Ngoài ra ngươi bệnh sẽ dần thay đổi trong tính cách và hành vi như sau:
- Phiền muộn.
- Sự thờ ơ.
- Xa lánh xã hội.
- Tâm trạng lâng lâng.
- Không tin tưởng vào người khác.
- Khó chịu và hung hăng.
- Thay đổi thói quen ngủ.
- Lang thang.
- Mất ức chế.
- Những ảo tưởng, chẳng hạn như tin tưởng một cái gì đó đã bị đánh cắp.
Cách điều trị bệnh Alzheimer
1. Chất ức chế cholinesterase
- Làm giảm sự phân hủy acetylcholine, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho quá trình ghi nhớ và học hỏi, nhờ đó nồng độ acetylcholine duy trì ở mức cao, hỗ trợ cho quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh qua các synapse thần kinh. Ba dược chất thông dụng của nhóm này là Donepezil, Rivastigmin, và Galantamin.
2. Chất điều hòa glutamte
- Memantine (Namenda) điều hòa hoạt động của glutamate, một chất chuyển dẫn truyền thần kinh khác, liên quan đến quá trình ghi nhớ và học hỏi. Thuốc thường được dùng để điều trị bệnh Alzheimer's trong giai đoạn vừa và nặng.
Memantine (Namenda) điều hòa hoạt động của thuốc Glutamate.
3. Các thuốc khác
- Thuốc trợ thần kinh (nootropic) có thể dùng thêm như Gingko Biloba, Nicergoline và Piracetam. Chất chống oxy hóa như vitamin E, Selegiline.
Hiện nay bệnh Alzheimer không thể chữa khỏi. Thuốc được chỉ định chỉ có thể làm chậm diễn tiến bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc an thần giúp giảm lo âu, trầm cảm, kích động, và các vấn đề về hành vi khác.
Người bệnh sẽ gặp khó khăn thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, vì vậy người thân nên cố gắng không thay đổi môi trường sống của người bệnh (nhà ở, người chăm sóc,...) trừ khi thật cần thiết.
Phòng chống bệnh Alzheimer
Phòng chống bệnh Alzheimer bằng cách tăng cường các vitamin thiết yếu.
- Thách thức bản thân mình: Ngày càng nhiều bằng chứng về y khoa cho thấy việc kích thích não (suy nghĩ) là chìa khóa cho việc nuôi dưỡng và duy trì các tế bào não khỏe mạnh, chặn đứng việc giảm trí nhớ và có thể ngăn chặn được bệnh Alzheimer. Thường xuyên làm các công việc mình thích thú, theo đuổi các sở thích (như chơi cây cảnh, sưu tầm tem,...), tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, học ngoại ngữ, ca hát....
- Bổ sung đầy đủ các Vitamin C, E...
- Nấu nướng với các loại gia vị có dược tính tốt như nghệ, gừng, ớt chẳng những thêm hương vị cho món ăn mà còn là những chất kháng viêm thiên nhiên.
- Dùng những thực phẩm giàu chất béo omega - 3.
- Đưa vào bữa ăn nhiều trái cây, rau củ trồng theo lối hữu cơ (không dùng phân hóa học/thuốc trừ sâu).
- Hạn chế dùng các loại dầu thực vật có chứa chất béo poly-unsaturated (như dầu hướng dương, dầu bắp, dầu safflower) mà thay bằng dầu ô-liu ép nguội (không nấu).