Bảo tồn chức năng vai nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng vào năm 2015, Tina Harrison phát hiện ra rằng cô thực sự đã bị ung thư vú và nó không được phát hiện.
Tina Harrison, sống ở thị trấn Pinckney, thuộc bang Michigan, đã dự đoán chính xác căn bệnh ung thư được di truyền trong gia đình tuy nhiên cô đã không dự đoán được những cơn đau liên tục của mình và mất chức năng vai sau khi được phẫu thuật tái tạo.
Thực tế Harrison không phải là trường hợp duy nhất, David Lipps, Trợ lý giáo sư tại Đại học Michigan của Kinesiology và là Giám đốc Cơ khí sinh học cơ xương cho biết. Tại phòng thí nghiệm, ông đang cố gắng tìm ra những lựa chọn điều trị tốt nhất dành cho phụ nữ trải qua tái tạo tuyến vú sau phẫu thuật cắt bỏ vú.
Và cuối cùng, Lipps cùng nhóm của ông đã kiểm tra 3 loại khác nhau trong phẫu thuật tái tạo qua đó xác định làm thế nào những ảnh hưởng này lại xảy ra tại chức năng vai trong thời gian dài đối với những trường hợp còn sống bị ung thư vú.
Những nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Breast Cancer Research và Treatment, đã khẳng định rằng đối với những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tái tạo sau khi xạ trị sẽ có thể sử dụng cơ lưng, được gọi là cơ lưng rộng, điều này có thể gây ra những tổn hại nặng nề trong vai trò và chức năng của vai.
Trong thủ thuật này, được gọi là tái tạo vạt da cho cơ lưng rộng, qua đó bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt cơ lưng và kéo nó vào ngực để khôi phục gò vú - tạo ra một vạt da từ cấy ghép.
Đối với những bệnh nhân đã trải qua bức xạ họ thường yêu cầu loại tái thiết này vì xạ trị gây ra các vết sẹo được phát triển trong da và các cơ ngực, vì vậy cần phải kết hợp cơ lưng trong khi phẫu thuật, Lipps nói.
AAdeyiza Momoh, phẫu thuật viên trong nhóm nghiên cứu - Phó giáo sư phẫu thuật thẩm mỹ tại Michigan Medicine, cho biết: Phát hiện của chúng tôi về việc tái thiết cơ lưng rộng cho thấy sức mạnh có thể bị giảm đi đóng vai trò rất quan trọng bởi vì điều này cần được thông báo cho phụ nữ trước khi sử dụng thủ thuật này và có thể ảnh hưởng đến lựa chọn của họ.
Về lâu dài, những phát hiện này có thể dẫn đến việc tái tạo vú ít được sử dụng hơn ở cả cơ lưng và ngực. Và bước tiếp theo, là việc thay đổi cơ sinh học ở vai phải tương quan với kinh nghiệm thực tế của bệnh nhân hoặc nhận thức về chức năng, qua đó có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa lâm sàng, Momoh nói.
Ngoài ra, 2 phương pháp khác cho thấy kết quả tốt như nhau cho chức năng vai trong tương lai. Tuy nhiên phương pháp thứ 2 liên quan đến việc sử dụng cơ ngực để tái thiết lại gò ngực bằng cách chèn các mô mở rộng bên dưới cơ để nhường chỗ cho một cấy ghép trong tương lai. Và nó chiếm hơn 60% của tất cả tái tạo.
Và phương pháp thứ 3 là tái tạo vú mà không cần cấy ghép bằng cách chuyển mô bụng vào ngực. Cũng giống như những phương pháp cấy ghép chỉ, nó cũng giữ lại chức năng vai và ổn định. Vì thế phương pháp này được gọi là tái thiết vạt da ở dưới thượng vị, hoặc tái thiết DEIP.
Trong các buổi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của Lipps, cánh tay của Harrison đã được gắn liền với một thiết bị robot để đo độ cứng của vai đang được điều trị. Và nghiên cứu này đã được kiểm tra trên 14 bệnh nhân được cấy ghép ngay lập tức mà không cần bức xạ, và 10 bệnh nhân có tái thiết lại vạt da và DIEP.
Ngoài ra, Harrison đã trải qua cấy ghép Saline, ghép mỡ, và bây giờ việc nâng vật nặng và giơ hai tay lên vai đều gây ra những cơn đau. Vì thế khi cô sử dụng vật lý trị liệu đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Và gần đây cô đã có một ca phẫu thuật khác và hy vọng sẽ trải qua một đợt điều trị về vật lý khác.
Mọi người đều biết một người còn sống sau khi mắc phải ung thư vú phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống là như thế nào, Lipps nói. Và mẹ tôi là một trường hợp điển hình, khi đó mọi người đều có thể nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà những trường hợp còn sống sau khi bị ung thư vú phải đối mặt. Vì thế phòng thí nghiệm của chúng tôi hy vọng có thể phát triển các công cụ sàng lọc mới để tăng cường các chương trình phục hồi chức năng.