Bạch đồng nữ
Bạch đồng nữ, Vậy trắng, Bấn trắng, Mò mâm xôi - Clerodendrum chinense (Osbeck) Mabb. var. simplex (Mold.) s. L. Chen (C. fragrans Schauer, c. philippinum Schauer var. simplex Moldenke), thuộc họ cỏ roi ngựa - Verbenaceae.
Mô tả Bạch đồng nữ:
Bạch đồng nữ là dạng cây nhỏ cao 1-1.5m, có lông mịn. Nhánh có 4 cạnh. Lá to, mọc đối, có cuống dài, phiến hình trái xoan, hầu như tròn; chóp nhọn ngắn, gốc hình tim hay cắt ngang, mép ỉá răng cưa không đều.
Bạch đồng nữ có cụm hoa chùy ở ngọn, trông như mâm xôi, dày như cụm hoa đầu. Hoa đơn, màu trắng hay trắng hơi hồng, mùi thơm như hoa nhài; lá bắc dạng lá; đài đo đỏ, cao 2.5cm, thuỳ dài 10-16mm, có lông mịn; tràng nhẵn, thùy tràng hình bầu dục; nhị mọc thò ra ngoài; bầu nhẵn mang vòi mảnh và dài. Bạch đồng nữ có quả hạch to 1cm, có đài hoa bao bên ngoài.
Sinh thái Bạch đồng nữ:
Bạch đồng nữ mọc nơi sáng và ẩm, trong rừng thưa, ven rừng, ven đường đi, ở độ cao từ thấp đến 1500m.
Mùa hoa của Bạch đồng nữ từ tháng 5 đến tháng 11.
Phân bố Bạch đồng nữ:
Bạch đồng nữ thường có ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai.
Bạch đồng nữ còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia.
Bộ phận dùng của Bạch đồng nữ:
Bạch đồng nữ có rễ và lá - Radix et Folium Cleroden-dri Chinensis, dùng làm thuốc. Có nơi dùng toàn cây. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi hay sấy khô; có thể dùng tươi.
Tính vị, tác dụng Bạch đồng nữ:
Rễ của Bạch đồng nữ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng khư phong trừ thấp, hoạt huyết cường cân, tiêu thũng giáng áp. Lá của Bạch đồng nữ có vị hơi nhạt, tính bình; có tác dụng khư ứ, giải độc.
Có sách ghi là rễ, lá của Bạch đồng nữ có vị đắng, cay, mùi hôi, có tác dụng khư phong hoạt huyết, tiêu thũng giáng áp, hoá đàm chỉ khái, hoạt huyết lợi thấp. Còn toàn cây của Bạch đồng nữ có vị đắng, tính mát, có mùi hôi, có tác dụng khư phong hoạt huyết, cường cân tráng cốt, tiêu thũng giáng áp.
Công dụng làm thuốc của Bạch đồng nữ:
Rễ của Bạch đồng nữ dùng trị 1. Thấp khớp, lưng gối dau, tê bại, cước khí thuỷ thũng; 2. Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều; 3. Vàng da, mắt vàng. Dùng ngoài, ngâm rửa trĩ, thoát giang. Lá của Bạch đồng nữ dùng trị 1. Khí hư, bạch đới; 2. Cao huyết áp. Dùng ngoài, giã nát hay nấu nước tắm rửa ghẻ, mụn nhọt, chốc đầu.
Ngày dùng 20-30g rễ khô Bạch đồng nữ, 15-20g lá khô Bạch đồng nữ.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây của Bạch đồng nữ được dùng trị phong thấp, cước khí thủy thũng, tứ chi yếu mỏi, cao huyết áp, bạch đới, ung độc, lở trĩ, viêm tuyến sữa và bệnh sởi; có nơi còn dùng chữa viêm nhánh khí quản, mẩn ngứa và bệnh ngoài da.
Ớ Trung quốc, nhân dân lấy hoa của Bạch đồng nữ hấp với trứng gà ăn chữa váng đầu.
Ở Ấn độ, lá của Bạch đồng nữ dùng phối hợp với Hồ tiêu làm thuốc trị đau bụng.
Đơn thuốc của Bạch đồng nữ:
1. Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều: Dùng 15-20g lá hoặc rễ Mò mâm xôi đun sôi lấy nước uống. Có thể đun sôi với ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu hoặc phối hợp với rễ Xích đồng nam, lá Huyết dụ, lá Mía đỏ.
2. Vàng da, niêm mạc mắt bị vàng thâm: Dùng 20g rễ Mò mâm xôi sắc với 400ml nước, còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. Có thể dùng thân cây nấu cao uống.
3. Huyết áp cao: Dùng 20-30g lá khô sắc uống.