Âm nhạc có thể làm thay đổi nhịp tim
Vào thứ hai, ngày 22 tháng 6, theo thông tin từ HealthDay, một cuộc nghiên cứu mới cho thấy rằng nhạc lớn tiếng có thể làm cho tim đập nhanh hơn và huyết áp sẽ tăng lên, trong khi những bản nhạc êm dịu sẽ làm cho cả nhịp tim và huyết áp hạ xuống.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pavia ở Ý nói đây là những phát hiện mới nhất về sự ảnh hưởng của âm nhạc lên hệ tim mạch. Những cuộc nghiên cứu trước của họ nhận thấy rằng âm nhạc với những nhịp nhanh sẽ làm cho người ta thở nhanh hơn, điều này sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp, trong khi những nhịp chậm sẽ tạo ra hiệu quả ngược lại.
Bác sĩ Luciano Bernardi, tác giả của cuộc nghiên cứu và là giảng viên về nội khoa của Đại học Pavia, nói cuộc nghiên cứu sẽ giúp “gia tăng sự hiểu biết của bạn về cách thức mà âm nhạc có thể được sử dụng trong y học phục hồi”.
Bác sĩ Michael Miller, Giám đốc Trung tâm ngăn ngừa bệnh tim mạch của University of Maryland Medical Center, người vừa làm một cuộc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của âm nhạc đối với tim mạch, nói rằng đây là một bài học đã được y khoa sử dụng.
Bác sĩ Miller nói: “Thông tin mang lại từ cuộc nghiên cứu này là âm nhạc sẽ được áp dụng tại nhiều bệnh viện, trong đó có cả bệnh viện của chúng tôi. Trong ngành tim mạch, chúng tôi chơi những loại nhạc rất nhẹ nhàng và êm dịu. Ở mức độ tiềm thức, nó sẽ giúp làm giảm nhịp tim và huyết áp”.
Cuộc nghiên cứu tại Ý và Maryland thì khác nhau ở một số khía cạnh. Các nhà nghiên cứu của Pavia thì sử dụng nhạc cổ điển bao gồm cả nhạc giao hưởng của Beethoven (Beethoven's Ninth Symphony), và nhạc thính phòng của Puccini và Verdi. Và các nhà nghiên cứu cũng đánh giá hiệu quả trên hệ thống tim mạch ở 24 người tình nguyện với độ tuổi trong khoảng 25, một nửa trong số họ trở thành ca sĩ, và là những người nghe nhạc qua tai nghe.
Qua theo dõi trên điện tâm đồ và theo dõi qua màn hình trên da cho thấy khi tăng âm lượng lên dân thì sẽ tạo ra kích thích, trong khi giảm âm lượng sẽ tạo ra hiệu quả ngược lại. Hiệu quả thì rất khiêm tốn nhưng rất dễ nhận biết.
Bác sĩ Miller nói rằng: “Trong cuộc nghiên cứu của chúng tôi, những người tình nguyện chọn lựa những loại nhạc sẽ làm cho họ có cảm giác thoải mái hay khó chịu. Tin tưởng của chúng tôi là những phản ứng của hệ tim mạch đối với âm nhạc sẽ được khuếch đại thông qua những phản ứng của cảm xúc. Và kết quả của chúng tôi thì không trái ngược với những nghiên cứu này.”
Bác sĩ Franklin của Bệnh viện William Beaumont ở Michigan nói rằng: “Họ có thể thấy mọi sự thay đổi vừa phải ở mọi vấn đề. Với tư cách là một bác sĩ lâm sàng, người làm việc với những bệnh nhân tim mạch, tôi hỏi, chúng ta có thể suy luận hay phổ biến điều này cho cộng đồng? Tôi thấy một số nghiên cứu có tiềm năng rất hấp dẫn và những áp dụng lâm sàng cho những người bị khiếm khuyết, nơi mà những thay đổi vừa phải có thể sẽ có những hiệu quả đáng chú ý. Nếu những bệnh nhân nghe nhạc qua tai nghe trong khi tập thể dục, liệu chúng ta có thể có những thay đổi tốt hơn về huyết áp và lưu lượng oxygen trong máu?”
Những người mà hiện tại bác sĩ Franklin làm việc cùng thì đang tập thể dục đạp xe tại chỗ không nghe nhạc. “Tôi có thể bổ sung thêm một chương trình thử nghiệm nhỏ với những việc này trong khi họ tập luyện, không phải lúc họ nghỉ ngơi. Liệu họ có đáp ứng với những thay đổi do âm nhạc? Họ là những bệnh nhân có khiếm khuyết về mạch vành và những thay đổi nhỏ nhất cũng rất quan trọng.”
AI Bumanis, người phát ngôn của Hiệp hội âm nhạc Trị liệu Hoa Kỳ, nói rằng: “Một trong những bước hợp lý tiếp theo là khuyến khích những nghiên cứu liên ngành có liên quan với cộng đồng về việc nhận một phương pháp can thiệp bằng âm nhạc đặc biệt”. Hiệu quả của âm nhạc trị liệu thì đang được kiểm tra ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành, những người bị tổn thương não và những em bé đang trưởng thành.