ADHD và stress (căng thẳng)

ADHD và stress (căng thẳng)

Liệu ADHD có gây ra tình trạng căng thẳng (stress) hay không? hoặc Stress (căng thẳng) có thể gây ra ADHD hay không? Chu kỳ này có thể bị ngắt quãng như thế nào?

Sau đây là một số thông tin hữu ích sẽ được nêu ra trong bài viết này, giúp mọi người có thể nhận biết được những dấu hiệu về ADHD và căng thẳng (stress) ở trẻ em, thanh thiếu niên hoặc người lớn.

ADHD có liên quan đến Stress hay không?

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một người bị ADHD cũng có thể trải qua mức độ căng thẳng quá mức. Thông thường các triệu chứng ADHD, chẳng hạn như gặp rắc rối với sự tập trung, khoảng chú ý nhất thời (ngắn hạn), hiếu động thái quá và kỹ năng tổ chức kém, có thể là mất kiểm soát (không chống lại được). Không những thế, các triệu chứng ADHD còn có thể dẫn đến sự thất vọng, cảm giác mất kiểm soát và vô vọng (đây là một cảm xúc luôn luôn được thiết lập cho những tình huống căng thẳng xảy ra hàng ngày). Ngoài ra, ADHD cũng có thể đi kèm với các tình trạng sức khỏe tâm thần khác (đây là  các điều kiện cũng liên quan đến căng thẳng) bao gồm:

     • Trầm cảm.
     • Những suy nghĩ tiêu cực.
     • Sự lo lắng.
     • Khó ngủ.

Nhưng câu hỏi được đặt ra là “Liệu đây có phải là những tình trạng thứ phát gây ra ADHD hay không hoặc chính ADHD mới là tác nhân gây ra căng thẳng? Thực tế hiện không ai biết chắc chắn điều này, nhưng điều quan trọng đầu tiên là phải giải quyết được căng thẳng (stress).

Tại sao ADHD và Stress lại gây ra lo lắng?

Hiện nay, bất cứ ai cũng có thể cảm thấy căng thẳng. Đôi khi căng thẳng giúp bạn tập trung vào điều gì đó (đòi hỏi nhiều sự chú ý của bạn) và đây là điều tốt. Tình trạng này có thể giúp bạn làm việc chăm chỉ hơn và phản ứng nhanh hơn. Mặt khác, chúng cũng có thể khiến bạn mắc phải một sai lầm nguy hiểm.

Tuy nhiên, căng thẳng cũng có thể trở nên tồi tệ hơn khi nó lấn át khả năng hoạt động của bạn. Và nếu mức độ căng thẳng quá mức xảy ra liên tục trong thời gian dài, thì chúng có thể dẫn đến các vấn đề như trầm cảm và bệnh tim.

Vậy mối liên hệ giữa căng thẳng và ADHD là gì? ADHD đưa ra những thách thức liên tục có thể khiến căng thẳng và thất vọng trở nên mất kiểm soát. Nếu bạn bị ADHD và mức độ căng thẳng của bạn không được kiểm soát, điều này có thể gia tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe và khiến các triệu chứng của người bệnh ADHD trở nên tồi tệ hơn, bao gồm:

     • Hội chứng Tics hoặc Tourette.
     • Trầm cảm hoặc cơn hoảng loạn.
     • Đau cơ xơ hóa hoặc hội chứng đau mãn tính.

Những gợi ý giúp đối phó với ADHD và Stress

Bất cứ ai bị ADHD như trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn đều có thể làm rất nhiều việc để quản lý ADHD và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, những chiến lược này có thể được điều chỉnh phù hợp cho mọi lứa tuổi và bao gồm các gợi ý sau:

Thực hiện theo kế hoạch điều trị ADHD

Thực hiện theo kế hoạch điều trị ADHD, cho dù đó là thuốc hay liệu pháp hành vi. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào khác trong kế hoạch điều trị.

Học kỹ năng quản lý căng thẳng

Bạn có thể học các kỹ năng để đối phó tình trạng này hiệu quả hơn hoặc giảm bớt sự căng thẳng. Dưới đây là một số phạm vi cần xem xét, bao gồm:

     • Lên kế hoạch xử lý hoặc tránh các tình huống căng thẳng.
     • Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
     • Cải thiện kỹ năng giao tiếp.
     • Học cách nói lên suy nghĩ và nhu cầu của bản thân (tự biện hộ - self advocacy).

Phát triển kỹ thuật thư giãn

Người bệnh nên tìm hiểu thêm các kỹ thuật về thiền hoặc thư giãn. Ngoài ra, liệu pháp phản hồi sinh học cũng có thể đem lại nhiều hữu ích, chúng giúp người bệnh theo dõi mức độ căng thẳng và cách họ phản ứng với chúng.

Loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng

Một số yếu tố gây căng thẳng đơn giản có thể được loại bỏ hoặc ngăn chặn hoàn toàn. Ví dụ, đối với một đứa trẻ bị ADHD, phụ huynh có thể lên lịch vui chơi (với chỉ một đứa trẻ khác) và theo dõi hoạt động này một cách chặt chẽ. Đối với những thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành, họ có thể sẽ phải cắt giảm các hoạt động (bổ sung) không cần thiết trong thời gian họ đang bị căng thẳng.

Kiểm soát cuộc sống của bạn bất cứ nơi nào bạn có thể

Điều này có thể đặc biệt hữu ích cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ADHD, khi họ không thể kiểm soát hành vi của bản thân. Ví dụ: Trẻ lớn và thanh thiếu niên bị ADHD, nên tham gia vào các nhóm lập kế hoạch tại trường nhằm xem xét các nhu cầu và kế hoạch giáo dục của học sinh. Còn ở người trưởng thành bị ADHD, họ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin giúp họ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hoặc yêu cầu giúp đỡ để giảm bớt căng thẳng tại nơi làm việc.

Duy trì sức khỏe tổng thể

Giữ sức khỏe giúp bạn quản lý ADHD tốt hơn và cũng giúp cơ thể bạn phản ứng dễ dàng hơn với bất kỳ căng thẳng nào. Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn bị ADHD đều có thể thực hiện các bước sau để duy trì sức khỏe:

Giữ gìn sức khỏe giúp bạn quản lý ADHD tốt hơn, và cũng giúp cơ thể bạn phản ứng dễ dàng hơn với bất kỳ yếu tố căng thẳng nào. Sau đây là một số biện pháp mà trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn bị ADHD nên thực hiện để duy trì sức khỏe, chúng bao gồm:

     • Giảm thiểu lượng Caffeine hoặc Nicotine.
     • Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng.
     • Tập thể dục thường xuyên.
     • Ngủ đủ giấc.
     • Tránh hút thuốc lá và rượu bia.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Bạn bè, gia đình, những người khác bị ADHD và các chuyên gia sức khỏe tâm thần hiểu về ADHD đều có thể giúp trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn đối phó với căng thẳng. Đây là một vài gợi ý:

Hiện nay bạn bè, gia đình, những người bệnh khác (bị ADHD) và các chuyên gia sức khỏe tâm thần (hiểu về ADHD) đều có thể giúp trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn bị ADHD đối phó với căng thẳng. Sau đây là một vài gợi ý:

  • Thanh thiếu niên và người lớn có thể làm việc với một chuyên viên về ADHD, một trung tâm chuyên nghiệp hoặc một nhà tư vấn công việc.
  • Kết nối với các nhóm cung cấp thông tin và hỗ trợ ADHD.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...