ADHD tại nơi làm việc

ADHD tại nơi làm việc

Tập trung tuyệt vời, chú ý đến chi tiết, tốc độ và tổ chức, đây là tất cả những điều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở nhân viên và các ứng viên cho công ty. Nhưng khi bạn bị ADHD, điều này có thể là một thách thức thực sự lớn với bạn. Bởi vì ADHD có thể gây ra cho bạn nhiều khó khăn trong việc hoàn thành xuất sắc công việc. Ngoài ra bạn có thể cảm thấy bồn chồn hoặc không thể tập trung, đây là những triệu chứng kinh điển của ADHD. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố có thể giúp bạn tìm kiếm được một công việc và phát triển mạnh mẽ mặc dù bị ADHD. Đôi khi điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn.

ADHD ảnh hưởng đến việc làm như thế nào?

Ước tính có khoảng 8 - 9 triệu người trưởng thành bị ADHD, và có nhiều người bị ADHD đang phải đấu cố gắng rất nhiều trong công việc.

Một cuộc khảo sát trên toàn quốc cho thấy, chỉ có một nửa số người trưởng thành bị ADHD có thể giữ một công việc (toàn thời gian), so với 72% người bình thường (không bị rối loạn). Bởi vì họ chỉ mong muốn có một công việc ổn định, do đó họ có xu hướng kiếm được ít tiền hơn so với những người không bị ADHD. 

“Liệu ADHD ảnh hưởng đến công việc như thế nào?” Đây là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh đang thắc mắc. Thực tế chúng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng (tình trạng) của mỗi người. Ví dụ: Một số trường hợp có thể gặp khó khăn khi làm nhiệm vụ, trong khi những người khác không thể vượt qua những khó khăn trong công việc (trong ngày làm việc) như họ luôn gặp phải một cuộc tranh cãi với sếp hoặc đồng nghiệp. Theo thời gian, chúng gây ra nhiều căng thẳng cho người bệnh, thậm chí một số trường hợp có thể bị mất việc, hoặc họ có thể chuyển công việc thường xuyên.

Ngoài ra, ADHD còn ảnh hưởng đến hiệu suất công việc theo một số hướng. Ví dụ: Bạn không thể ngồi yên và gặp rắc rối với việc tổ chức và tập trung, hoặc bạn có thể cảm thấy các cuộc họp diễn ra sôi nổi. Bên cạnh đó, việc theo dõi dự án và thời hạn luôn là vấn đề nan giải (không thể giải quyết) của bạn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị ADHD thường gặp nhiều rắc rối với sự chú ý, trí nhớ ngắn hạn, quá trình xử lý thông tin và nói lưu loát. Đây đều là kỹ năng điều hành quan trọng tại nơi làm việc.

Nếu bạn bị ADHD, bạn có thể gặp khó khăn những việc như sau:

  • Quản lý thời gian.
  • Nhận và giữ đồ vật ngăn nắp.
  • Lắng nghe và chú ý.
  • Thực hiện theo các hướng dẫn.
  • Hoàn thành nhiệm vụ.
  • Chú tâm đến chi tiết.
  • Đi làm đúng giờ.
  • Chỉ nói khi đến lượt.
  • Ngồi yên.
  • Giữ cảm xúc trong tầm kiểm soát.

Hoặc bạn cũng có thể gặp rắc rối với:

  • Sự phẫn nộ.
  • Sự chần chừ.

Mặt khác, ADHD thường dẫn đến tình trạng trầm cảm và lòng tự trọng thấp. Do đó, khi người bệnh không thể hoàn thành đúng thời hạn hoặc không thể hoàn thành công việc đúng tiến độ, điều này có thể khiến những cảm xúc của họ trở nên tồi tệ hơn.

Làm thế nào bạn có thể nhận và giữ một công việc?

Nhiều trường hợp cảm thấy bồn chồn, không thể tập trung hoặc có các triệu chứng khác nhưng họ chưa bao giờ được chẩn đoán ADHD. Do đó nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào được liệt kê ở trên, bước đầu tiên nên đến gặp bác sĩ chuyên điều trị ADHD (ở người trưởng thành). Bác sĩ sẽ chẩn đoán cho bạn, sau đó bạn có thể bắt đầu vào kế hoạch điều trị phù hợp.

Hiện nay có rất nhiều trường hợp bị ADHD điều trị thành công với thuốc, trị liệu, hoặc cả hai. Ngoài ra còn có rất nhiều kỹ năng tổ chức mà bạn có thể học hỏi từ một chuyên viên hoặc nhà trị liệu nghề nghiệp và sau đó là thực hành.

Nếu bạn sắp bắt đầu tìm kiếm việc làm, hãy làm việc với một cố vấn nghề nghiệp để tìm một công việc phù hợp nhất với sở thích, nhu cầu và khả năng của bạn. Ví dụ: Bạn có thể muốn tìm một công việc có nhịp độ nhanh hơn với giờ giấc linh hoạt và ít cứng nhắc. Hoặc bạn có thể muốn bắt đầu kinh doanh riêng để có thể tự thiết kế môi trường làm việc và giờ làm việc của riêng bản thân.

Mẹo làm việc

Nếu bạn đã tìm được một công việc, hãy thử những điều sau:

- Tìm sự yên tĩnh:

Yêu cầu làm việc trong một không gian yên tĩnh, nơi bạn sẽ không dễ bị phân tâm.

- Người đồng sự:

Làm việc với người quản lý hoặc đồng nghiệp có kỹ năng tổ chức tốt và có thể giúp hướng dẫn bạn thông qua các dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành.

- Lên lịch trình:

Luôn lên kế hoạch với một lịch trình và danh sách những việc cần làm. Cập nhật chúng thường xuyên. Ngoài ra bạn cũng có thể thiết lập lịch trình trên PDA (Personal Digital Assistant - Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân) hoặc máy tính để gửi cho bạn lời nhắc điện tử cho các cuộc họp và thời hạn hoàn thành công việc.

- Ghi chú:

Bạn nên ghi chú tại các cuộc họp và trong các cuộc trò chuyện qua điện thoại, và thêm tất cả các công việc mới vào danh sách những việc cần làm.

- Gián đoạn lịch trình:

Dành thời gian cụ thể mỗi ngày để trả lời thư thoại và email để chúng không làm gián đoạn các trách nhiệm khác của bạn.

- Đặt mục tiêu thực tế:

Hãy chia thời gian trong ngày thành một chuỗi các nhiệm vụ riêng lẻ và chỉ cố gắng giải quyết một nhiệm vụ tại một thời điểm. Ngoài ra, bạn nên sử dụng bộ đếm thời gian, điều này giúp bạn nhận biết khi nào nên chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

- Tự thưởng cho mình:

Khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ hoặc luôn luôn sắp xếp và tổ chức công việc một cách khéo léo, hãy tìm cách tự thưởng cho mình. Ví dụ: Dành thời gian nghỉ ngơi để đi dạo hoặc đọc một bài báo trên tạp chí. Còn nếu bạn hoàn thành được những mục tiêu lớn, hãy ra tự thưởng cho bản thân bằng một bữa ăn trưa đặc biệt hoặc tìm kiếm một món quà nào mà bạn thích.

- Người đại diện:

 Nếu bạn có thể, hãy nhờ một trợ lý hoặc nhân viên thực tập giúp bạn quản lý các sự kiện nhỏ để bạn có thể tập trung vào dự án lớn.

- Thư giãn, và thực hiện chúng thành thói quen: 

Cố gắng rèn luyện các kỹ thuật thư giãn. Chúng có thể giúp bạn luyện tập sự tập trung. Hãy thử hít vào và thở ra thật sâu. Thức dậy sớm và đến công ty sớm khoảng 1 tiếng khoảng đi dạo, uống nước hoặc nói chuyện với đồng nghiệp.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh công việc, hãy nhờ sự giúp đỡ của một cố vấn nghề nghiệp hoặc chuyên viên điều hành. Bởi vì họ có thể cung cấp cho bạn những hướng dẫn về bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải. Bên cạnh đó, họ cũng có thể giúp bạn giải quyết các tình huống công việc mà bạn thấy rắc rối nhất. Ví dụ, họ có thể trao đổi với bạn một số thông tin hữu ích làm thế nào để thảo luận về việc tăng lương với sếp mà không khiến cuộc trò chuyện trở nên bế tắc.

Mặt tích cực của ADHD tại nơi làm việc

Vì ADHD được coi là khuyết tật, nên công ty không thể phân biệt đối xử với bạn dựa trên tình trạng của bạn, nếu bạn đang làm việc tại một công ty lớn. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu công ty hỗ trợ một số nhu cầu cho bạn. Nhưng bạn cần thông báo cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn bị ADHD. Tuy nhiên cách tốt nhất là bạn cần lên kế hoạch trước khi làm bất cứ việc gì.

Cuối cùng, hãy tận dụng lợi ích có, có những lợi ích có thể đi kèm với ADHD. Sự bồn chồn, bốc đồng và khao khát thử những điều mới có thể là những yếu tố mà bạn cần quan tâm. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang là chủ doanh nghiệp.

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, nhiều người trưởng thành mắc chứng ADHD vẫn có thể trở thành doanh nhân. Bí quyết để thành công là tìm một nghề nghiệp phù hợp nhất với bạn. Sau đó sử dụng năng lượng, sự sáng tạo và các thế mạnh khác của bạn để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc của bạn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...