ADHD- Dạng không chú ý
Trẻ em là những người mơ mộng hồn nhiên, không có gì làm lạ khi bạn bắt gặp chúng thường nhìn ra ngoài cửa sổ và suy nghĩ.
Nhưng nếu con bạn liên tục gặp khó khăn trong việc tập trung, có khả năng bé đang mắc phải ADHD - dạng không tập trung.
ADHD - dạng không tập trung khác với các dạng còn lại như thế nào?
ADHD - dạng không tập trung thường được gọi là rối loạn mất tập trung. Đối với những trẻ em mắc phải dạng ADHD này, chúng có rất nhiều khó khăn liên quan đến việc chú ý. Đây là cách bạn có thể phân biệt với những loại rối loạn khác.
ADHD - dạng tăng động
tình trạng này khiến cho trẻ em thường chuyển động liên tục (chạy nhảy và hoạt động liên tục). Cơ thể và miệng của bé luôn luôn hoạt động, như thể được điều khiển bởi một động cơ.ADHD - dạng kết hợp
là khi một đứa trẻ có cả triệu chứng của dạng không tập trung và tăng động.
Làm thế nào chẩn đoán ADHD - dạng không tập trung?
Thông thường, nếu con bạn có ít nhất sáu trong số những vấn đề sau đây bác sĩ có thể cần phải theo dõi để chẩn đoán tình trạng này, chúng bao gồm:
- Mơ mộng và dễ bị phân tâm.
- Bỏ lỡ các chi tiết quan trọng hoặc mắc lỗi bất cẩn trong bài tập về nhà và bài kiểm tra.
- Nhanh chóng chán nản và khó tập trung.
- Gặp khó khăn trong việc tổ chức (ví dụ, mất bài tập về nhà hoặc phòng ngủ luôn bừa bộn).
- Dường như không nghe khi người khác nói chuyện.
- Tránh các nhiệm vụ đòi hỏi nhiều sự tập trung.
- Thường để mất đồ.
- Hay quên trong các hoạt động hàng ngày.
- Gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn và thường chuyển nhiệm vụ thường xuyên (từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác) nhưng không hoàn thành bất cứ điều gì.
Mặt khác, bác sĩ cũng có thể đề xuất một số xét nghiệm để loại trừ các tình trạng khác có thể xảy ra các triệu chứng tương tự, bao gồm:
- Vấn đề về thính giác hoặc thị lực.
- Khuyết tật học tập.
- Lo lắng hoặc trầm cảm.
Làm thế nào để giúp một đứa trẻ mắc phải tình trạng này?
Nếu con bạn được chẩn đoán, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để cải thiện khả năng tập trung, đề nghị trị liệu hoặc sử dụng một thiết bị nhỏ để giúp kích thích nhóm não được cho là chịu trách nhiệm về ADHD. Những thiết bị này gần đây đã được FDA phê chuẩn, được gọi là Hệ thống kích thích dây thần kinh sinh ba bên ngoài (eTNS - extermal Trigeminsl Nerve Stimulation) của Monarch, có thể được kê toa cho bệnh nhân từ 7 đến 12 tuổi chưa dùng thuốc ADHD.
Ngoài ra, một sự kết hợp khác giữa thuốc và trị liệu, hiện nay được xem là phương pháp điều trị phổ biến nhất của ADHD.
Trị liệu hành vi cũng dạy cho bạn một số chiến thuật nuôi dạy con cái, như:
- Tạo ra một hệ thống phần thưởng cho trẻ khi bé thực hiện những hành vi tốt.
- Thu hồi quyền lợi hoặc lấy đi phần thưởng để nếu bé có những hành vi xấu.
Bên cạnh đó cha mẹ, giáo viên và nhân viên tư vấn có thể sử dụng các phương pháp sau đây để theo dõi và giúp cho trẻ em bị ADHD - dạng không tập trung:
Lập danh sách việc cần làm: Tạo ra danh sách các bài tập về nhà và các công việc gia đình, sau đó dán chúng ở những nơi mà bé có thể dễ dàng nhìn thấy.
Chia nhỏ các kế hoạch:
Cha mẹ cần chia nhỏ các kế hoạch và yêu cầu bé hoàn thành từng nhiệm vụ nhỏ. Thay vì nói, "Làm bài tập về nhà", cha mẹ có thể nói, "Hãy hoàn thành một trang bài tập toán, sau đó hãy đọc một chương của cuốn sách tiếng Anh. Cuối cùng, hãy viết một đoạn văn mô tả những gì bé đã đọc."Đưa ra hướng dẫn rõ ràng:
Thực hiện hướng dẫn cho trẻ một cách đơn giản, và dễ hiểu.Tổ chức:
Luôn đảm bảo quần áo và các vật dụng học tập của bé luôn ở cùng một nơi và dễ tìm.Thực hiện đều đặn những thói quen tốt:
Một cảm giác trật tự sẽ giúp trẻ em tập trung trở lại. Vì vậy hãy thực hiện chúng theo cùng một lịch trình mỗi ngày. Ví dụ: Mặc quần áo, đánh răng, ăn sáng, mặc áo khoác. Hoặc dán lịch trình ở một vị trí trung tâm, chẳng hạn như nhà bếp hoặc hành lang nhà của bạn.Cắt giảm sự phiền nhiễu:
Tắt TV, máy tính, radio và trò chơi video càng nhiều càng tốt khi ở nhà. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu giáo viên cho bé ngồi tránh xa cửa sổ và cửa ra vào trong lớp.Tặng phần thưởng:
Thực tế mọi người thích được khen ngợi khi họ thực hiện tốt một công việc được giao. Đối với trẻ bị ADHD cũng vậy, khi bé hoàn thành bài tập về nhà đúng giờ hoặc đi ngủ sớm, hãy cho bé biết bạn ghi nhận điều này và chú ý tới trẻ. Bạn có thể đề nghị đưa bé đi chơi sở thú hoặc đi ra ngoài mua những món quà nhỏ mà bé thích (như sữa chua đông lạnh).
Thông thường, con bạn dành phần lớn thời gian ở trường, vì vậy bạn cần liên lạc với giáo viên để theo dõi những hoạt động của bé trong lớp. Ngoài việc cả hai (bạn và giáo viên) cần phối hợp cùng nhau, bạn cũng có thể đưa ra những cách khác nhau để giúp bé hoàn thành tốt các hoạt động tại trường. Mặt khác, nhà trường có thể bố trí những tiện nghi khác để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bé. Vì thế, bạn cần nói chuyện với hiệu trưởng.
Khi một đứa trẻ nhận được sự điều trị, thiết bị và những hỗ trợ mà bé cần, bé sẽ có thể tập trung và hoàn thành mục tiêu của bản thân.