Xử trí đúng cách khi bong gân khớp cổ chân

Xử trí đúng cách khi bong gân khớp cổ chân

Chào bác sĩ. Hồi cuối tháng 11 em có bị trẹo cổ chân ở cầu thang. Ban đầu bị sưng to và bầm nhưng sau cùng cũng đỡ. Tuy nhiên từ thời gian đó trở đi mỗi khi em duỗi chân ra thì thấy có gì đó khó chịu (không đau) còn lúc gấp cổ chân lên (lúc đi lên cầu thang) thì nó rất là nhói ở phía bên trong ạ. Em đi chụp x quang với bác sĩ chấn thương chỉnh hình thì người ta bảo không sao. Do đặc thù công việc nên em mỗi ngày thường đứng suốt 8 tiếng ạ. Không biết là em có bị gì tổn thương đến dây chằng không ạ.

Tư vấn từ Bác sĩ đa khoa. Nguyễn Thị Hòa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa

Chào bạn!

Theo mô tả có thể bạn bị bong gân khớp cổ chân.

Phân độ dựa trên mức độ tổn thương dây chằng:

Độ 1 (mức độ nhẹ):

Các dây chằng bị kéo giãn nhẹ, tổn thương ở mức độ vi thể trên các sợi xơ. Biểu hiện: sưng nề nhẹ quanh mắt cá chân.

Độ 2 (mức độ trung bình):

Đứt một phần dây chằng. Biểu hiện: Sưng nề mức độ vừa phải quanh khớp cổ chân, có cảm giác mất vững khớp cổ chân khi thăm khám.

Độ 3 (mức độ nặng):

Đứt hoàn toàn dây chằng. Sưng nề, bầm tím toàn bộ khớp cổ chân. Thăm khám thấy khớp cổ chân mất vững rõ. Hầu hết các trường hợp bong gân cổ chân không cần phẫu thuật, kể cả bong gân mức độ nặng.

Có 3 bước điều trị bong gân khớp cổ chân từ mức độ nhẹ đến nặng:

Bước 1:

Nghỉ ngơi, bất động, giảm sưng nê. ̀

Bước 2:

Tập luyện nhằm sớm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng cương sức mạnh cho cơ.

Bước 3:

Tiếp tục tập luyện, thích nghi và trở về các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày.

Quá trình này phải mất 3 tuần đối với bong gân mức độ nhẹ, 6-12 tuần đối với bong gân mức độ vừa và nặng.

Chụp Xquang thông thường không phát hiện tổn thương dây chằng mà phải chụp MRI mới chẩn đoán chính xác được. Bạn nên tái khám kiểm tra chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn cụ thể nhé.

Theo Bác sĩ đa khoa. Nguyễn Thị Hòa

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...