Vì sao mất ngủ ở tuổi dậy thì, phải giải quyết sớm?
Nhắc đến thanh thiếu niên nhiều người vẫn nghĩ đây là độ tuổi đang độ ăn, độ ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều bạn trẻ lại mắc phải chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì, nếu tình trạng kéo dài mà không có biện pháp nào khắc phục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cơ thể, học tập.
Mất ngủ ở tuổi dậy thì đang diễn ra phổ biến như trường hợp của Tuấn Minh.
Chị Nguyễn Thị An (40 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, con trai chị, Tuấn Minh năm nay 15 tuổi, thời gian gần đây em thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ không tập trung học tập, tình trạng này kéo dài suốt hơn 1 tuần khiến chị An vô cùng lo lắng:
“Tôi vẫn nghĩ ở cái tuổi này cháu chỉ cần lo ăn, lo học không cần nghĩ ngợi nhiều, thế nhưng gần 1 tuần cháu thường xuyên kêu đau đầu, mất ngủ khiến tôi vô cùng lo lắng không biết lý do tại sao, khi hỏi Tuấn Minh, cháu chỉ im lặng và lên phòng ngồi”
Sau đó, chị An đã quyết định cho Tuấn Minh đi khám, tại đây bác sĩ kết luận em bị mắc chứng trầm cảm nhẹ do áp lực học tập, thường xuyên thức đêm nên dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Nguyên nhân mất ngủ ở tuổi dậy thì
Học tập, thức khuya, chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý… là những lý do khiến mất ngủ ở tuổi dậy thì
- Ở độ tuổi dậy thì, việc đi ngủ đủ giấc và thời gian là rất quan trọng. Cần khoảng 8-10 giờ ngủ mỗi đêm để các cơ quan trong cơ thể được bảo trì, nghỉ ngơi và hoạt động vào ban ngày dễ dàng hơn. Tuy vậy, theo một nghiên cứu thì có tới 20% tuổi thanh thiếu niên không có đủ giấc ngủ.
- Do thói quen sử dụng đồ uống, ăn chứa nhiều các chất gây nghiện như bia, rượu, bánh kẹo, thuốc lá trước giờ đi ngủ.
- Đến tuổi dậy thì có xu hướng ngủ nhiều vào ngày cuối tuần. Các bạn trẻ thường thức rất khuya và ngủ muộn vào tối hôm trước đó. Sau đó sẽ ngủ cả buổi vào ngày hôm sau. Những thói quen xấu này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và đồng hồ sinh học của các em.
- Sử dụng điện thoại di động, xem tivi, chơi game, là lý do phổ biến gây bệnh mất ngủ về đêm cho giới trẻ.
- Rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì là lý do của chứng bệnh mất ngủ.
- Do áp lực của việc học tập.
Tác hại của việc mất ngủ ở tuổi dậy thì
Gia tăng mụn trứng cá
Thức khuya là một trong những nguyên nhân khiến các bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì dễ bị mụn trứng cá. Do khi thức khuya, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết hormone cortisol gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn. Tình trạng này sẽ khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc và làm gia tăng mụn trứng cá. Để tránh làm da xuống cấp, những bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì nên duy trì việc ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Mất cân bằng hormone
Ngủ muộn là thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Thường xuyên mắc phải chúng sẽ khiến cơ thể tăng tiết hormone cortisol. Lượng hormone này khi được sản sinh quá mức cần thiết sẽ làm phá vỡ sự cân bằng và gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ. Lúc này, những người trong độ tuổi dậy thì thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó kiểm soát cân nặng...
Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao
Tuổi dậy thì là thời điểm có những thay đổi nhất định về cơ thể, trong đó có chiều cao. Việc thường xuyên thức khuya sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chúng. Do hormone tăng trưởng chiều cao chủ yếu được sản sinh vào ban đêm, khi cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn. Với lứa tuổi đang phát triển mỗi đêm sẽ tăng lên khoảng 0,2mm. Nếu bạn có thói quen thức khuya để nghịch điện thoại, chơi game… Thì hãy thay đổi chúng ngay kẻo chiều cao cứ mãi "ì ạch" không chịu tăng đó.
Do đó, nếu muốn chiều cao cơ thể phát triển hết mức thì bạn cần bảo đảm ngủ đủ giấc mỗi đêm. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý là hạn chế nằm cong người để máu lưu thông tốt và các khớp xương cũng có cơ hội phát triển thuận lợi hơn.
Dễ mất tập trung và hay quên
Việc ngủ đủ giấc và đúng giờ giúp não bộ được phục hồi và nghỉ ngơi sau một ngày dài. Nếu bạn thức khuya sẽ khiến não bộ phải hoạt động quá sức và dễ gây hại. Hay mắc phải thói quen này cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi, khó tập trung và làm xảy ra tình trạng hay quên vào ngày hôm sau. Đặc biệt, trong độ tuổi dậy thì, não bộ cũng như các quan khác cần được nghỉ ngơi để tái tạo và phát triển.
Vòng 1 chậm phát triển
Thói quen xấu mà nhiều bạn trẻ hay mắc phải này cũng chính là nguyên nhân khiến "núi đôi" chậm phát triển. Do độ tuổi dậy thì là thời gian "núi đôi" phát triển tối đa nếu duy trì chế độ ăn và nghỉ ngơi đúng cách. Thường xuyên thức khuya sẽ làm cản trở quá trình tăng trưởng của cơ thể và vòng 1. Bởi vậy, nếu không muốn vòng 1 lép kẹp sau này, bạn hãy chú ý duy trì thời gian ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Tăng cân không kiểm soát
Theo Boldsky, tăng cân tỷ lệ thuận với thời gian ngủ. Nếu bạn không ngủ ít nhất 6 tiếng vào ban đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, càng thức khuya, bạn càng có xu hướng thèm ăn và ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo.
Hệ thống miễn dịch bị suy yếu
Thức khuya nhiều đêm sẽ phá hủy các tế bào máu trắng, thành phần cung cấp khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đó là lý do tại sao ngủ muộn vào ban đêm làm suy yếu hệ miễn dịch.
Theo Guardian, Kathryn Orzech - Chuyên gia nghiên cứu về giấc cho hay, họ đã theo dõi 56 thanh thiếu niên tuổi từ 14 đến 19 trong ba tháng. Họ được gắn thiết bị đặc biệt trên cổ tay để đo chuyển động (ghi nhận cả giấc ngủ). Kết quả cho thấy những người ngủ ít hơn 7 giờ một đêm có bệnh tật nhiều hơn.
Những rối loạn giấc ngủ do thức quá khuya có thể làm cho chúng ta quá mệt mỏi, cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn và chán nản.
Hội chứng ngủ trì hoãn
Nếu bạn tiếp tục thức đêm nhiều ngày, đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ không thể đi ngủ sớm. Đây gọi là hội chứng ngủ trì hoãn khi chu kỳ giấc ngủ bắt đầu muộn.
Không phát triển trí não toàn diện
Cũng giống như chiều cao, bộ não con người được phục hồi nhiều nhất là trong lúc ngủ. Do đó, nếu bạn thức khuya và ngủ ít sẽ khiến não không đủ thời gian phục hồi, ngược lại còn làm phát sinh nhiều tế bào não chết hơn. Nếu tình trạng này diễn ra hàng đêm thì đầu óc bạn sẽ kém minh mẫn, không nhạy bén, suy giảm trí nhớ nên học hành cũng không đạt hiệu quả cao nhé.
Vì thế, dù bài vở nhiều thì bạn cũng nên cố gắng tập trung giải quyết nhanh chóng rồi đi ngủ sớm. Chứ bạn không nên vừa làm bài tập vừa nhắn tin, lướt facebook rồi sau đó lại thức khuya học bù lâu ngày sẽ gây hại trí não bạn nhé.
Dễ lão hóa
Mặc dù tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ trung nhất trong cuộc đời. Thế nhưng nếu bạn không khéo giữ gìn thì nhan sắc sẽ xuống cấp nhanh chóng nhé.
Thời gian ngủ cũng là lúc làn da được tái tạo hiệu quả. Cho nên nếu bạn thức khuya và thiếu ngủ sẽ khiến da không được phục hồi nên những tế bào lão hóa ngày càng nhiều hơn. Không cần thời gian quá lâu, chỉ cần bạn thức khuya thường xuyên trong vòng 1 năm là đã đủ khiến nhan sắc già đi trước vài tuổi.
Do đó, để bảo vệ làn da tươi trẻ lâu dài thì bạn nên tập thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Nếu bạn tập được thói quen này thì tốc độ lão hóa da bị ngăn chặn đáng kể và thời gian bạn lưu giữ nét tươi trẻ sẽ lâu hơn rất nhiều nhé.
Bí quyết giúp cải thiện chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì
Khi bị chứng mất ngủ thì rất nhiều người có thói quen ra hiệu thuốc tây để mua thuốc ngủ, thuốc an thần. Tuy nhiên, theo các bác sỹ chuyên khoa thần kinh thì các loại thuốc trị mất ngủ này có chất gây nghiện tức là sử dụng nhiều thành nghiền, không uống thì không ngủ được. Hậu quả của việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ dẫn tới hậu quả khiến người dùng luôn có cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, tốc độ phản ứng chậm chạp và giảm khả năng trí tuệ, sự tập trung cao độ trong công việc.
Khi có dấu hiệu mất ngủ trước tiên nên điều chỉnh lối sống và có thể kết hợp dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tìm lại giấc ngủ tự nhiên. Những vị thuốc có công dụng chữa mất ngủ mà không gây nhiều tác dụng phụ phổ biến là: Tâm sen, cùi nhãn, lạc tiên tây, đậu xanh, quế, hạt sen, cây trinh nữ...
Cần cải thiện chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì để tránh những hậu quả đáng tiếc. Nếu cảm thấy con mình có vấn đề trong giấc ngủ đêm và khó dậy vào buổi sáng, hãy đưa trẻ tới trung tâm tư vấn hoặc áp dụng cách sau:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đúng giờ.
- Giúp trẻ học cách thư giãn và biết những dấu hiệu nào cho thấy cần đi ngủ ngay. Khuyến khích trẻ tưởng tượng và sáng tạo trong kỹ thuật thư giãn, biết cách xếp các vấn đề lo lắng, cần suy nghĩ sang một bên để có thể ngủ dễ dàng.
- Tắt tất cả các thiết bị điện tử, kể cả điện thoại 1 giờ trước khi đi ngủ.
- Không cho trẻ uống các đồ uống chứa cafein vào buồi chiều và tối.
- Khuyến khích trẻ thường xuyên luyện tập, đặc biệt là tập ngoài trời vào buổi sáng.
- Mặc dù lứa tuổi thanh thiếu niên thường thích ngủ nướng vào cuối tuần nhưng không nên để trẻ ngủ quá 2 tiếng so với ngày thường.
- Tạo bình mình cho trẻ bằng cách mở cửa, kéo rèm hoặc bật đèn trước khi trẻ dậy.
- Hãy cảnh báo cho trẻ về nguy hiểm khi đi xe trong tình trạng buồn ngủ.