Vai trò quan trọng của kẽm trong sinh lý nam giới

Vai trò quan trọng của kẽm trong sinh lý nam giới

Một nghiên cứu mới đây cũng cho thấy, mật độ “làm chuyện ấy” của đàn ông cùng với khả năng sinh lực đều phụ thuộc trực tiếp vào kẽm. Trong một lần làm chuyện ấy trọn vẹn, đàn ông cho ra khoảng 2-6mg tinh dịch, điều này đồng nghĩa với việc các “quý ông” bị thâm hụt 5mg kẽm, con số này bằng ½ với số lượng kẽm mà cơ thể nam giới cần trong một ngày... Thiếu hụt kẽm trong cơ thể nam giới dễ sinh ra phì đại tiền liệt tuyến và những thay đổi khác ở hệ sinh dục nam.

Theo một số bác sĩ chuyên khoa nam học, kẽm là vi chất có tác dụng tích cực với khả năng sinh lý của nam giới. Nếu cơ thể thiếu kẽm thường dẫn tới chứng bất lực và thiếu ham muốn trong chuyện gối chăn. Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng Khoa Đông y Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 (Hà Nội), cho biết chỉ cần mất đi một lượng nhỏ kẽm đàn ông có thể sụt cân, giảm lượng tinh trùng, tần suất tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh.

Một lợi ích nữa của kẽm là ngăn ngừa sự phát triển của hormone nữ trong cơ thể nam - nguyên nhân dẫn đến phát triển vú ở nam giới. Bên cạnh đó, kẽm cũng giúp giảm hói đầu nam.

Phát hiện sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể?

Có thể định lượng nồng độ của kẽm trong huyết tương hoặc dựa vào dấu hiệu lâm sàng của các bệnh lý liên quan với sự thiếu kẽm. Đó là các biểu hiện chậm phát triển thể lực, chậm phát triển tâm thần, các bệnh về da và niêm mạc, giảm chức năng sinh dục, dễ bị nhiễm khuẩn, giảm trí nhớ, suy dinh dưỡng…

Những lợi ích của kẽm trong sinh lý nam giới

Tăng cường “bản lĩnh” đàn ông

Kẽm cần thiết cho cấu tạo thành phần của testosteron và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormon khác. 

Kẽm cực quan trọng trong quá trình sản xuất tinh trùng. Các trường hợp đàn ông gặp vấn đề về chuyện ấy đều liên quan đến việc giảm chất lượng “tinh binh” và nguyên nhân chính là do thiếu kẽm. 

Tăng khả năng “đi lại” của tinh trùng

Việc tế bào tinh trùng đủ khỏe để di chuyển đến đâu phụ thuộc vào sức khỏe và độ bền của tinh binh. Điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn có cung cấp đủ vitamin và lượng kẽm cần thiết cho cơ thể hay không. Do vậy, nếu số lượng tinh trùng có khả năng di chuyển dưới 50% thì bạn cần bổ sung ngay kẽm cho cơ thể mình.

Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với tuyến tiền liệt. Hàm lượng kẽm tập trung nhiều ở tinh dịch và tuyến tiền liệt hơn bất cứ phần nào trong cơ thể. Việc thiếu kẽm có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và những thay đổi khác ở tuyến sinh dục quan trọng này.

Vì vậy, kẽm liên quan đến khả năng và tiềm năng sinh dục, đặc biệt quan trọng đối với đàn ông bước qua tuổi trung niên khi các vấn đề về tuyến tiền liệt bắt đầu xuất hiện. Hơn nữa, kẽm còn có khả năng kích thích việc sản sinh ra một loại protein có tác dụng làm "tê liệt" cadmium - một tác nhân nguy hiểm gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Bảo vệ tuyến giáp

Kẽm là khoáng chất quan trọng trong quá trình sinh ra các nội tiết tố tuyến giáp. Ở nam giới, nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ dẫn đến giảm lượng kích thích tố sinh dục nam.

Các loại thức ăn có lượng kẽm cao

Mầm lúa mì:

Là nguồn thực phẩm giàu kẽm, 100mg mầm lúa mì cung cấp 17mg kẽm trong tương ứng 111% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Hạt bí ngô:

100g hạt bí ngô cung cấp 10,3g kẽm, tương ứng 69% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. Ăn hạt bí sống có tác dụng tốt nhất để có được lượng kẽm tối đa và hỗ trợ hệ miễn dịch tốt.

Hạt vừng:

Rất giàu khoáng chất và kẽm. 100g hạt vừng có thể cung cấp 10mg kẽm.

Hạt điều:

100g hạt điều có tới 5,6mg kẽm. Các loại hạt khác như thông, hồ đào, hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó… Cũng chứa nhiều kẽm.

Thịt:

Là loại thực phẩm giàu kẽm, bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà… 100g thịt bò nấu chín cho 12,3mg kẽm (82% lượng kẽm cần thiết), 100g thịt lợn nạc nấu chín cung cấp 5mg kẽm (33% lượng kẽm cần thiết). Tuy nhiên, thịt có chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao, do đó, nên kiểm soát lượng thịt cần thiết trong bữa ăn của mình.

Động vật có vỏ:

Các loại động vật có vỏ như cua, sò, tôm hùm, hào, hến chứa rất nhiều kẽm. Một khẩu phần ăn gồm 6 con hàu có chứa 76mg kẽm. Do các động vật có vỏ chứa hàm lượng kẽm quá cao cho nên không sử dụng chúng thường xuyên. Lạm dụng kẽm có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm miễn dịch và gây khó khăn trong quá trình chuyển hóa các khoáng chất khác.

Trái cây:

Là loại thực phẩm giàu kẽm, trong đó lựu là số một. Một quả lựu cung cấp 1mg kẽm, một quả bơ cung cấp 1,3mg kẽm…

Có thể hơi khó ăn với một số người nhưng yến mạch, gạo lức, hạt quinoa hay bánh mì ngũ cốc nguyên cám đều chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và tất nhiên là kẽm. 

Ngũ cốc:

Có hàm lượng kẽm rất lớn, từ ngũ cốc dạng cám đến dạng hạt. Tránh sử dụng các loại ngũ cốc có hàm lượng đường cao có thể làm mất đi các tác dụng của kẽm. Một khẩu phần ăn gồm 100g ngũ cốc cung cấp 52mg kẽm.

Các loại đậu:

Sẽ cung cấp kẽm cho cơ thể và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác. Chúng đều là những loại thực phẩm ít calo, giàu protein cùng vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Bạn có biết nấm, rau chân vịt, xúp lơ xanh, cải xoăn và tỏi đều giàu kẽm?

Hãy bổ sung những loại rau củ này vào bữa ăn hàng ngày để có đủ kẽm mà không lo tăng cân.

Ngoài việc là một nguồn canxi quan trọng, sữa và sữa chua còn là các thực phẩm ngon lành chứa nhiều kẽm:

Bạn có thể thêm sữa vào ngũ cốc, yến mạch hoặc làm smoothies. Còn sữa chua sẽ càng thêm bổ dưỡng nếu ăn cùng hoa quả.

Phô mai:

Chứa khoảng 1,24 mg kẽm/28 gram. Hiện nay phô mai đã được dùng phổ biến để làm các loại bánh, trong đó có bánh sandwich, pizza. Nếu có điều kiện, bạn nên thêm một ít phô mai vào các loại nước sốt hoặc món ăn hàng ngày để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Sô-cô-la đen:

100g sô-cô-la mang lại 9,6mg kẽm; 100g bột cacao cung cấp 6,8mg kẽm tương ứng 45% lượng kẽm cần cho cơ thể.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...