Ung thư tuyến tiền liệt tái phát
Tái phát có nghĩa là ung thư tuyến tiền liệt chưa được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị ban đầu. Khi đó các tế bào ung thư tuyến tiền liệt sống sót đã trở nên rõ ràng hơn và được tìm thấy thêm một lần nữa trên kiểm tra.
Thông thường sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, nồng độ PSA (Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt - Prostate specific antigen) trong máu giảm và gần như không thể phát hiện. Còn ở xạ trị, mức PSA thường giảm xuống mức ổn định và thấp.
Nhưng nếu mức PSA bắt đầu tăng (bất cứ lúc nào) sau khi điều trị, thì tình trạng tái phát cục bộ hoặc xa có thể xảy ra, và bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung.
Hiện tại ung thư tuyến tiền liệt cục bộ có thể tái phát bên trong mô sát bên tuyến tiền liệt hoặc trong túi tinh (hai túi nhỏ bên cạnh tuyến tiền liệt, giúp lưu trữ tinh dịch). Ngoài ra ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết xung quanh khu vực bên trong khung chậu hoặc bên ngoài khu vực này.
Bên cạnh đó ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể lan đến các mô bên cạnh tuyến tiền liệt, chẳng hạn như các cơ giúp kiểm soát việc đi tiểu, trực tràng hoặc thành chậu. Ngoài ra nó cũng có thể đi qua dòng máu và tái phát xa trong xương hoặc các cơ quan khác. Và sự lây lan này được gọi là di căn. Thông thường di căn đi qua các đường bạch huyết được gọi là di căn bạch huyết, còn với những trường hợp di căn qua đường máu được gọi là di căn máu.
Làm thế nào tái phát ung thư tuyến tiền liệt lại trở nên phổ biến?
Theo Hiệp hội Ung thư, hiện nay có gần 100% nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt từ thấp đến trung bình (loại phổ biến nhất) có thể sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán ban đầu. Trong đó có nhiều trường hợp bị ung thư tuyến tiền liệt đã cao tuổi, và họ có nhiều khả năng tử vong vì các nguyên nhân khác ngoài ung thư.
Cho đến nay hơn 90% trường hợp bị ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở giai đoạn đầu hoặc đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt (chỉ ở một mức độ nhỏ), được gọi là sự lây lan trong khu vực.
Còn lại khoảng 10% nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt đã di căn đến phần xa của cơ thể (tại thời điểm chẩn đoán), và dự kiến có khoảng 30% sẽ sống sót ít nhất 5 năm.
Làm thế nào có thể phát hiện được tình trạng tái phát ung thư?
Cét nghiệm PSA để theo dõi ung thư đã quay trở lại hoặc tiếp tục lan rộng.
Sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, bệnh nhân sẽ được đi kiểm tra y tế vài tháng một lần theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường mỗi lần hẹn khám theo dõi, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu để đo mức PSA (Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt - Prostate specific antigen). Xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện tái phát ung thư. Không những thế nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng mới, họ nên báo cáo với bác sĩ, bởi vì những điều này có thể thúc đẩy thử nghiệm khác.
Khi kết quả xét nghiệm PSA cho thấy ung thư đã quay trở lại hoặc tiếp tục lan rộng, thì tia X và các xét nghiệm hình ảnh khác (như quét xương) có thể được thực hiện, tùy thuộc vào tình huống và triệu chứng của bệnh nhân. Ngoài ra bác sĩ có thể sử dụng chất đánh dấu phóng xạ có tên Axumin trong chụp PET nhằm giúp phát hiện và khoanh vùng bất kỳ ung thư tái phát nào để có thể sinh thiết hoặc điều trị.
Yếu tố nào quyết định khả năng tái phát?
Các hạch bạch huyết ở vùng xương chậu có nhiều khả năng tái phát căn bệnh này.
Sau đây là một số dấu hiệu có thể chỉ ra ung thư tuyến tiền liệt đã quay trở lại hoặc lan rộng, bao gồm:
- Liên quan đến hạch bạch huyết. Những trường hợp có các tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết ở vùng xương chậu có nhiều khả năng tái phát căn bệnh này.
- Kích thước khối u. Nói chung, khối u càng lớn thì cơ hội tái phát càng lớn.
- Điểm Gleason. Điểm càng cao, cơ hội tái phát càng lớn. Do đó bác sĩ có thể cho bệnh nhân biết điểm số của họ khi kết quả sinh thiết đã có từ phòng thí nghiệm.
- Giai đoạn. Giai đoạn của bệnh ung thư là một trong những yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn phương pháp điều trị, cũng như để dự đoán triển vọng tương lai của bệnh ung thư.
Loại điều trị tiếp theo nào được khuyến nghị?
Nếu ung thư tuyến tiền liệt tái phát xảy ra, việc điều trị theo dõi tùy thuộc vào phương pháp điều trị, mức độ ung thư, vị trí tái phát, các bệnh khác, tuổi và các khía cạnh khác của tình trạng y tế bệnh nhân.
Thông thường một điều trị có thể bao gồm liệu pháp hormone. Hiện tại các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các loại thuốc mới để ngăn chặn tác động của hormon nam (điều này có thể khiến ung thư tuyến tiền liệt phát triển) hoặc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt phát triển.
Xạ trị, siêu âm, phương pháp áp lạnh, dòng điện hoặc thuốc có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau xương. Ngoài ra hóa trị hoặc các phương pháp điều trị khác (vẫn đang được nghiên cứu về mặt y tế) cũng là những lựa chọn hữu ích.
Bây giờ trong các thử nghiệm lâm sàng là một số loại vắc-xin có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, bằng cách chống lại các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Trong đó Provenge là loại vắc-xin duy nhất hiện có sẵn trên thị trường.