Phục hồi chức năng giúp ích cho bệnh nhân sau khi điều trị ung thư

Phục hồi chức năng giúp ích cho bệnh nhân sau khi điều trị ung thư
Ở Bắc Mỹ, hiện tại có hơn 17 triệu trường hợp điều trị thành công ung thư và dự kiến vào năm 2040 con số này sẽ gia tăng gần 30 triệu trường hợp.

Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng và phản ánh sự sụt giảm đáng kể về số trường hợp tử vong vì ung thư trong 25 năm qua lên đến 27%. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là bệnh nhân phải nhận ra việc chăm sóc ung thư không dừng lại sau khi điều trị kết thúc.

Mặc dù đã có nhiều trường hợp sau khi điều trị ung thư vẫn có thể phục hồi và trở lại hoạt động bình thường, tuy nhiên vẫn có những trường hợp khác đang phải chịu nhiều tác dụng phụ độc hại của việc điều trị như mệt mỏi, suy giảm thần kinh, lo lắng, trầm cảm và thay đổi tâm trạng...

Không những thế các tác dụng phụ này còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ bao gồm khả năng làm việc, tham gia xã hội và thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, mua sắm, tắm rửa và mặc quần áo.

Và điều này đã đặt ra những thách thức quan trọng và cấp bách đối với hệ thống y tế. Tuy nhiên, hiện nay các phương pháp điều trị truyền thống đang gặp nhiều hạn chế vì vậy các chuyên gia y tế đang hướng đến các liệu pháp điều trị mới và giảm tỷ lệ tử vong.  

Đã đến lúc chăm sóc ung thư cần được mở rộng và tập trung vào nhiều khía cạnh khác bao gồm cải thiện chức năng, khỏe mạnh và phục hồi.

Sưng, mệt mỏi, cô lập với xã hội

Trong một nghiên cứu quốc gia gần đây được thực hiện bởi Hiệp hội phòng chống ung thư Canada, đã thăm dò ý kiến của hơn 13.000 trường hợp đã điều trị ung thư. Và kết quả cho thấy có 80% bệnh nhân gặp những khó khăn về thể chất, 70% thì gặp những khó khăn về tâm lý xã hội và 40% còn lại gặp những khó khăn thực tế khác như bắt đầu làm việc lại sau khi điều trị kết thúc.

Lisa, 56 tuổi, là quản trị viên, hiện có hai con đang học đại học, đã từng mắc bệnh và trải qua những khó khăn này. Cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn II sau khi được kiểm tra trên nhũ ảnh và được xác nhận bằng sinh thiết. Cô đã phẫu thuật cắt bỏ vú, tiếp đó là hóa trị và xạ trị. Sau khi điều trị xong, cô được hẹn tái khám sau ba tháng.

Trong quá trình điều trị cô luôn bị tình trạng mệt mỏi, cảm giác nặng nề và một số nơi ở cánh tay bị sưng. Và cô đã từng hy vọng điều này sẽ biến mất sau khi điều trị kết thúc, tuy nhiên sau 2 tháng cô vẫn tiếp tục cảm thấy mệt mỏi và tình trạng sưng ở cách tay ngày càng gia tăng. Điều này làm cô cảm thấy áp lực khi bắt đầu lại công việc và hoàn toàn bị cô lập với xã hội bởi vì cô không còn thấy vui vẻ khi ra ngoài gặp bạn bè.  

Ngoài ra, cảm giác lo lắng ngày càng gia tăng và cô bị mất ngủ thường xuyên. Nhưng Lisa đã không tâm sự với bất cứ ai rằng cô ấy đang đau khổ. Đôi khi cô cảm thấy mình nên hạnh phúc và tự hỏi nếu tất cả điều này đều bình thường liệu mọi người có cảm thông cho cô.

Tâm lý của bệnh nhân sau khi điều trị ung thư 

Đối với những người như Lisa bị ảnh hưởng tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư, thì phục hồi chức năng có thể đóng một vai trò quan trọng. Phục hồi chức năng cho những trường hợp sau khi điều trị ung thư cũng tương tự như các phục hồi chức năng từ các căn bệnh khác (ví dụ sau một cơn đau tim hoặc đột quỵ) và đã có nhiều bằng chứng cho thấy lợi ích từ việc phục hồi chức năng dành riêng cho bệnh ung thư đối với chất lượng cuộc sống và hoạt động thể chất.

Dựa trên cơ sở bằng chứng này, hiện đã có những tuyên bố hướng dẫn về các chương trình phục hồi chức năng. Tuy nhiên, hiện có rất ít hoặc không có bất cứ tài trợ nào cho bệnh nhân ngoại trú được phục hồi chức năng sau khi điều trị ung thư. Và các chương trình này vẫn chưa được thực hiện trên toàn Bắc Mỹ.

Do đó, những trường hợp này thường cảm thấy bị bỏ rơi và tự mình kiểm soát hậu quả lâu dài của bệnh ung thư. Vì thế các nhà nghiên cứu phục hồi ung thư là Julie Silver và Laura Gilchrist đã mô tả: Hệ thống y tế tạo ra một tình huống mà các cá nhân được điều trị kéo dài suốt đời và sau đó phải đấu tranh với các phục hồi từ những tác dụng phụ độc hại của các liệu pháp này.

Trong trường hợp của Lisa, tại cuộc hẹn theo dõi ba tháng, bác sĩ ung thư đã giới thiệu cô đến một chuyên gia phù bạch huyết để giúp kiểm soát tình trạng sưng ở cánh tay và khuyên cô nên bắt đầu tập thể dục để giảm đi sự mệt mỏi.

Đây được xem là lời khuyên hữu ích, tuy nhiên Lisa không biết làm thế nào để bắt đầu và cô cảm thấy quá mệt mỏi cũng như đau khổ đến nỗi Lisa cảm thấy bị choáng ngợp. Không những thế, trong suy nghĩ của cô luôn đặt ra những câu hỏi như tập thể dục để làm gì và liệu nó có an toàn khi tình trạng phù bạch huyết đang xảy ra không?

Đội ngũ đa ngành dẫn đầu

Tuy nhiên, Lisa không phải là trường hợp ngoại lệ. Bởi vì thực tế cho thấy, cô đã được hưởng lợi rất nhiều từ một nhóm phục hồi chức năng đa ngành có thể giúp cô bắt đầu một chương trình tập thể dục an toàn và tiến bộ, qua đó giải quyết các vấn đề về tâm trạng, giấc ngủ và bắt đầu kế hoạch làm việc thành công.

Bên cạnh đó, cũng có một số chương trình phục hồi chức năng mới hiện đang dẫn đầu và đưa ra các ví dụ về những tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân sau khi điều trị ung thư. Tại Trung tâm Ung thư Princess Margaret ở Toronto, đối với những bệnh nhân bị các khiếm khuyết trong điều trị đã được chuyển đến Chương trình Phục hồi Ung thư, tại đây họ được điều trị tình trạng phù bạch huyết cũng như được tư vấn trực tiếp từ nhóm phục hồi để giải quyết các vấn đề như bắt đầu đi làm, chức năng thể chất và thay đổi nhận thức thần kinh.

Ngoài ra, chương trình cũng cung cấp một gói trị liệu bao gồm 8 tuần kết hợp tập thể dục và giáo dục, sau đó các chuyên gia sẽ sớm triển khai một chương trình trực tuyến cho những bệnh nhân truy cập tại nhà. Hiện tại, mỗi năm nhu cầu về chương trình này đã tăng gần 30%, tuy nhiên nguồn tài trợ chính cho chương trình này lại đến từ Quỹ Ung thư Princess Margaret chứ không phải là bất cứ tài trợ chăm sóc sức khỏe nào. Vì thế đối với những bệnh nhân từ bên ngoài Quỹ này sẽ không có quyền truy cập vào các dịch vụ này và thường chi trả chi phí để được tiếp cận với chuyên gia phục hồi chức năng, đôi khi những người này có thể không được đào tạo về những loại ung thư cụ thể.

Cho đến nay, phục hồi chức năng ung thư vẫn chưa được xem mà là một phần thiết yếu của chăm sóc ung thư. Hàng năm, số trường hợp điều trị thành công ung thư ngày càng tăng, và họ phải chịu những tác dụng phụ lâu dài trong các phương pháp điều trị, vì thế cần có những hành động thiết thực và mạnh mẽ hơn nữa trong việc đầu tư vào việc phục hồi, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho những trường hợp này và giúp họ bắt đầu lại cuộc sống bình thường.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...