Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để là một phương pháp giúp loại bỏ tuyến tiền liệt và các mô xung quanh nó. Trong phẫu thuật, bác sĩ thường loại bỏ các túi tinh và một số hạch bạch huyết gần đó. Ngoài ra phương pháp này có thể được sử dụng cho những trường hợp (nam giới) bị ung thư tuyến tiền liệt thời kỳ đầu.

Những ai nên trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để?

Đàn ông dưới 75 tuổi bị ung thư tuyến tiền liệt thời kỳ đầu, được dự đoán ​​sẽ sống ít nhất 10 năm nữa nếu họ được ​​phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để (đây là đối tượng nhận được nhiều lợi ích nhất).

Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để, đầu tiên các bác sĩ cần xác định khối u ung thư chưa lan rộng ra ngoài tuyến tiền liệt. Thông thường nguy cơ thống kê của sự lây lan có thể được xác định từ các bảng so sánh kết quả của sinh thiết và mức PSA (Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt - Prostate specific antigen). Bên cạnh đó bên cạnh đó bệnh nhân có thể được thực hiện thêm một số thử nghiệm khác, nếu cần, bao gồm chụp CT, quét xương, chụp MRI và siêu âm.

Nhưng nếu ung thư tuyến tiền liệt chưa lan rộng, thì bác sĩ phẫu thuật (bác sĩ tiết niệu) có thể đưa ra các lựa chọn khác ngoài phẫu thuật. Chúng có thể bao gồm xạ trị , liệu pháp hormone hoặc đơn giản là chờ đợi thận trọng hay giám sát tích cực, vì nhiều bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ lan rộng của  khối u ung thư, đôi khi bóc tách hạch vùng chậu cũng có thể được xem xét.

Các loại phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để

Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt.

Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang và phía trước trực tràng. Hiện nay bác sĩ phẫu thuật thường chọn từ 2 phương pháp khác nhau để tiếp cận và loại bỏ tuyến tiền liệt (trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để). Trong đó một là một cách tiếp cận truyền thống được gọi là phẫu thuật mở. Còn cách tiếp cận khác được sử dụng phổ biến gần đây được gọi là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Bên cạnh đó, trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được chia thành 2 loại: phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt và phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt với sự hỗ trợ của robot.

Phẫu thuật mở 

Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch dọc 20,3cm đến 25,4cm dưới rốn. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để thông qua vết mổ này. Trong một số ít trường hợp, vết mổ được thực hiện ở đáy chậu, đây là khoảng trống giữa bìu và hậu môn.

Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt

Trong phẫu thuật này, các bác sĩ sẽ thực hiện một số vết mổ nhỏ trên bụng. Sau đó các dụng cụ phẫu thuật và máy ảnh được đưa vào thông qua các vết mổ, khi đó bác sĩ sẽ xem toàn bộ hoạt động trên màn hình video và phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để được thực hiện từ bên ngoài cơ thể. 

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt với sự hỗ trợ của robot

Trong phẫu thuật này, các vết mổ nhỏ được thực hiện ở bụng (như trong phẫu thuật nội soi cắt bỏ tuyến tiền liệt). Sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm soát một hệ thống robot tiên tiến của các công cụ phẫu thuật từ bên ngoài cơ thể. Giao diện công nghệ cao này cho phép bác sĩ (phẫu thuật) sử dụng chuyển động cổ tay tự nhiên và màn hình 3 chiều để thực hiện cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để.

Thông số giữa phẫu thuật mở với phẫu thuật xâm lấn tối thiểu

Năm 2003, chỉ có 9,2% phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện. Đến năm 2007, con số đó đã gia tăng đáng kể lên 43,2%. Trong năm 2009, các nhà nghiên cứu ở Boston đã báo cáo về một nghiên cứu so sánh kết quả, lợi ích và biến chứng của phẫu thuật mở so với phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, bao gồm:

  • Không có sự khác biệt nào được tìm thấy trong các trường hợp tử vong hoặc cần điều trị (ung thư) bổ sung giữa hai phương pháp.
  • Thời gian nằm viện trung bình là hai ngày cho phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và ba ngày cho phẫu thuật mở.
  • 2,7% nam giới được phẫu thuật nội soi cần được truyền máu so với 20,8% nam giới thực hiện phẫu thuật mở.
  • Có nhiều hạn chế về kỹ thuật nối (thu hẹp chỉ khâu nơi các bộ phận bên trong cơ thể được nối lại). Trong phẫu thuật mở là 14% so với phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là 5,8%.
  • Có ít biến chứng hô hấp. Trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là 4,3% so với phẫu thuật mở là 6,6%.
  • Tỷ lệ không tự chủ và rối loạn cương dương ở phẫu thuật mở thấp hơn. Tỷ lệ chung là 4,7% cho phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt và 2,1% cho phẫu thuật mở.

Rủi ro của phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để

Rối loạn chức năng cương dương (ED - Erectile dysfunction) là vấn đề khá phổ biến sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt.

Rối loạn chức năng cương dương (ED - Erectile dysfunction) là vấn đề khá phổ biến sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt.

Hiện nay phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng tương đối thấp. Trong đó tử vong hoặc khuyết tật nghiêm trọng do phẫu thuật đem lại là cực kỳ hiếm.

Thực chất các dây thần kinh quan trọng đều đi qua tuyến tiền liệt đến dương vật. Vì vậy với một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm, họ có thể bảo vệ hầu hết các dây thần kinh này trong quá trình cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để. Tuy nhiên, các biến chứng do tổn thương thần kinh vô tình xảy ra sau khi phẫu thuật. Chúng bao gồm:

  • Tiểu không tự chủ: Hơn 95% nam giới dưới 50 tuổi đều bị tình trạng này. Khoảng 85% nam giới từ 70 tuổi trở lên cũng mắc phải tình trạng này sau ca phẫu thuật.
  • Rối loạn chức năng cương dương (ED - Erectile dysfunction): Hiện tại các vấn đề về cương cứng xảy ra khá phổ biến sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, hầu hết những nam giới có thể quan hệ tình dục sau khi cắt tuyến tiền liệt bằng cách sử dụng thuốc điều trị cho ED (như Viagra hay Cialis ), hoặc tiêm thuốc. Đối với nam giới càng trẻ, cơ hội duy trì quan hệ tình dục càng cao sau phẫu thuật. Và thời gian phục hồi dương vật thường là cần thiết.

Phần lớn các chức năng bị tổn thương đều liên quan đến việc loại bỏ các dây thần kinh này trong quá trình phẫu thuật. Vì thế đối với những nam giới trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để bởi một bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm sẽ có cơ hội tốt hơn để duy trì chức năng tình dục và tiết niệu.

Sau đây là các biến chứng khác của phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để bao gồm:

  • Chảy máu sau phẫu thuật.
  • Rò rỉ nước tiểu.
  • Các cục máu đông.
  • Nhiễm trùng.
  • Hồi phục vết thương kém.
  • Thoát vị háng.
  • Thu hẹp niệu đạo, ngăn chặn dòng nước tiểu.

Cho đến nay khoảng 10% nam giới gặp biến chứng sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, và những điều này thường liên quan đến việc điều trị dài hạn hoặc ngắn hạn.

Thành công của phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt

Mục tiêu của phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để là điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt thời kỳ đầu, họ chỉ cần phẫu thuật là đã có thể gia tăng đáng kể cơ hội chữa khỏi căn bệnh này. 

Bên cạnh đó trong phẫu thuật, tuyến tiền liệt bị cắt bỏ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem liệu ung thư tuyến tiền liệt đã lan đến rìa của tuyến tiền liệt hay chưa. Và nếu kết quả cho thấy ung thư đã lan rộng thì việc điều trị thêm có thể là cần thiết.

Thông thường những nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt thời kỳ đầu có đến 85% cơ hội sống sót sau 10 năm phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để.

Sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để, bệnh nhân mong đợi những gì? 

Hầu hết bệnh nhân ở lại bệnh viện từ một đến ba ngày sau phẫu thu. Khi đó một ống thông tiểu được đưa vào trong khi phẫu thuật, và một số trường hợp có thể cần phải mang chúng về nhà trong vài ngày đến vài tuần. Sau đó một ống thông khác được đưa qua da cũng có thể cần phải giữ nguyên vị trí trong vài ngày sau khi trở về nhà.

Ngoài ra, tình trạng đau sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để thường có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau theo toa. Và có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để chức năng tiết niệu cũng như tình dục trở lại bình thường.

Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để, việc theo dõi thường xuyên là điều cần thiết để đảm bảo ung thư tuyến tiền liệt không quay trở lại.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...