Những người được tiêm chủng ngừa COVID-19 vẫn có thể lây lan Coronavirus?
Việc tiêm chủng vắc-xin có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tật, tuy nhiên chúng không nhất thiết ngăn bạn bị nhiễm hoặc lây lan vi trùng. Bằng chứng sơ bộ dường như cho thấy những người được tiêm vắc-xin COVID-19 ít có khả năng lây lan Coronavirus hơn, nhưng điều này vẫn chưa được xác thực rõ. Đối với những người chưa được tiêm phòng vẫn nên đeo khẩu trang thường xuyên, giữ khoảng cách và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa khác để chống lại Coronavirus.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 2021, khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thay đổi hướng dẫn về việc đeo khẩu trang, đã khiến nhiều người dân Mỹ gặp không ít bối rối. Giờ đây, bất kỳ ai đã được tiêm chủng đầy đủ đều có thể tham gia các hoạt động trong nhà và ngoài trời, dù lớn hay nhỏ, đều không cần đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách.
Nhà dịch tễ học Mỹ Anthony Fauci, cố vấn y tế cấp cao của chính quyền ông Biden, cho biết hướng dẫn mới này "dựa trên sự phát triển của khoa học và đóng vai trò như một động lực cho gần 2/3 người Mỹ chưa được tiêm chủng đủ liều, tiếp tục tiến hành tiêm chủng".
Tuy nhiên một số trường hợp không thể được tiêm chủng vì các tình trạng tiềm ẩn. Bên cạnh đó một số trường hợp khác có hệ thống miễn dịch suy yếu, do ung thư hoặc điều trị y tế, vẫn có thể tiêm chủng vắc-xin COVID-19 nhưng không thể bảo vệ họ hiệu quả như những người khỏe mạnh. Trẻ em từ 12 đến 15 tuổi chỉ đủ điều kiện sử dụng vắc xin Pfizer-BioNTech. Và không có vắc xin COVID-19 nào được phép sử dụng cho gần 50 triệu trẻ em dưới 12 tuổi ở Hoa Kỳ.
Nhưng khi các quy tắc bị dỡ bỏ và mọi người bắt đầu không đeo khẩu trang, một số người cảm thấy lo lắng: Liệu họ có thể bị nhiễm COVID-19 từ người đã tiêm phòng hay không?
Vắc xin không phải lúc nào cũng ngăn ngừa việc nhiễm bệnh
Các nhà nghiên cứu đã hy vọng thiết kế ra vắc-xin COVID-19 an toàn và có thể ngăn ngừa ít nhất một nửa số người được tiêm chủng tránh khỏi các triệu chứng COVID-19.
May mắn thay, các loại vắc-xin COVID-19 mang lại nhiều hiệu quả vượt trội. Ví dụ, tại Israel, vắc-xin Pfizer - BioNTech mRNA mang lại hiệu quả lên đến 95,3% ngăn ngừa COVID-19 (sau cả hai mũi tiêm) cho 6,5 triệu cư dân. Trong vòng hai tháng, các ca nhiễm bệnh có thể đã giảm 30 lần trong số 4,7 triệu người được tiêm chủng đầy đủ. Tương tự ở bang California và Texas, chỉ 0,05% nhân viên y tế được tiêm chủng đầy đủ có kết quả dương tính với COVID-19.
Ngoài ra các nhà phát triển vắc-xin cũng hy vọng, ngoài việc ngăn ngừa bệnh tật, vắc-xin của họ sẽ đạt được "trạng thái ngăn ngừa nhiễm trùng", nơi vắc-xin ngăn chặn vi trùng thậm chí có thể xâm nhập vào cơ thể. "Trạng thái ngăn ngừa nhiễm trùng" có nghĩa là là một người nào đó đã được tiêm chủng sẽ không bị nhiễm vi-rút cũng như không lây lan bệnh. Tuy nhiên, để vắc-xin có hiệu quả, nó không cần phải ngăn vi trùng lây nhiễm sang người đã được tiêm chủng.
Ví dụ: Các vắc-xin bại liệt không hoàn toàn ngăn chặn virus bại liệt phát triển trong ruột của con người. Nhưng chúng cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh bại liệt vì nó kích hoạt các kháng thể ngăn chặn vi rút lây nhiễm vào não và tủy sống. Vắc xin cung cấp các kháng nguyên được huấn luyện hiệu quả và bền bỉ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, vì vậy khi nó thực sự gặp phải mầm bệnh, nó sẽ sẵn sàng đáp ứng tối ưu.
Nhưng khi nói đến COVID-19, các nhà miễn dịch học vẫn đang tìm "các mối quan hệ tương quan của sự bảo vệ", đây là các yếu tố dự đoán mức độ được bảo vệ của một người nào đó chống lại Coronavirus. Họ tin rằng một lượng "kháng thể trung hòa" tối ưu, không chỉ liên kết với vi rút mà còn ngăn vi rút lây nhiễm, mà còn chống lại tái nhiễm bệnh. Hiện tại các nhà khoa học vẫn đang đánh giá tác dụng lâu dài về khả năng miễn dịch mà vắc xin COVID-19 mang lại và vị trí hoạt động của chúng trong cơ thể.
Liệu một người đã được tiêm chủng có thể lây lan Coronavirus không?
Các nhà miễn dịch học hy vọng vắc-xin có thể bảo vệ chống lại các bệnh do vi-rút gây ra cũng như làm giảm sự lây truyền vi-rút sau khi tiêm chủng. Nhưng thực sự rất khó để phát hiện ra liệu những người được tiêm chủng có tiếp tục lây lan mầm bệnh hay không.
COVID-19 đặt ra một thách thức đặc biệt vì những người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng và tiền triệu chứng có thể lây bệnh và việc kiểm tra cũng như truy tìm tiếp xúc không có nghĩa là những người không có triệu chứng hiếm khi được phát hiện. Một số nhà khoa học ước tính rằng số ca nhiễm COVID-19 không có triệu chứng trong dân số nói chung có thể cao hơn từ 3 đến 20 lần so với số ca được ghi nhận. Nghiên cứu cũng phát hiện ra các trường hợp COVID-19 nhập cư không có triệu chứng hoặc mắc bệnh rất nhẹ có thể là nguyên nhân của tới 86% tổng số ca nhiễm bệnh, mặc dù các nghiên cứu khác có những kết quả trái ngược với các ước tính rất cao.
Trong một nghiên cứu, CDC đã kiểm tra các nhân viên chăm sóc sức khỏe tình nguyện và các nhân viên tuyến đầu khác tại 8 địa điểm của Hoa Kỳ về nhiễm SARS-CoV-2 hàng tuần trong ba tháng, bất kể triệu chứng hoặc tình trạng tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người tham gia được tiêm chủng đầy đủ vẫn có khả năng xét nghiệm COVID-19 dương tính nhưng thấp hơn 25 lần so với những người chưa được tiêm chủng. Những phát hiện này ngụ ý rằng nếu những người được tiêm chủng được bảo vệ tốt để không bị nhiễm bệnh, họ cũng không có khả năng lây lan vi-rút. Nhưng nếu không theo dõi kỹ càng để theo dõi sự lây truyền trong một quần thể lớn hơn, thì không thể biết được giả định có đúng hay không.
Nhưng có một điều các nhà khoa học chắc chắn rằng nếu ai đó bị nhiễm COVID-19 sau khi tiêm chủng, các triệu chứng sẽ nhẹ hơn. Các nghiên cứu đã phát hiện thấy những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi tiêm liều vắc-xin đầu tiên có mức độ vi rút trong cơ thể thấp hơn so với những người chưa được tiêm chủng (dương tính với COVID-19). Các nhà nghiên cứu tin rằng những người được tiêm phòng sẽ ít lây nhiễm hơn vì họ sẽ có ít vi rút có thể lây lan sang người khác hơn nhiều.
Một nghiên cứu khác cho rằng vắc xin Moderna mRNA COVID-19 có thể tạo ra các kháng thể chống lại Coronavirus trong dịch miệng và mũi. Đây là nơi SARS-CoV-2 xâm nhập, các kháng thể trong miệng và mũi sẽ ngăn chặn vi rút xâm nhập vào cơ thể, mang lại hiệu quả "trạng thái ngăn ngừa nhiễm trùng". Điều này cũng có nghĩa là những người được tiêm chủng có thể sẽ không lây lan vi-rút qua các tia nước bọt.
Mặc dù những bằng chứng này rất hứa hẹn, nhưng nếu không thực hiện thêm các nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra kết luận rằng vắc-xin COVID-19 thực sự bảo vệ cơ thể khỏi tất cả các sự lây truyền. Các nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra câu trả lời trực tiếp thông qua truy tìm tiếp xúc chỉ mới bắt đầu: họ sẽ theo dõi các trường hợp nhiễm COVID-19 ở những người tình nguyện được tiêm chủng, chưa được tiêm chủng và những người tiếp xúc gần gũi của họ.
Bảo vệ và phòng ngừa nên được thực hiện đi đôi với nhau
Vắc xin giúp làm chậm sự lây lan của bệnh bằng cách phá vỡ chuỗi lây nhiễm. Đây là cách một loại vắc-xin làm tăng khả năng miễn dịch của những người nhạy cảm và chưa được chủng ngừa được bao quanh bởi một "đàn" những người đã trở thành miễn dịch, nhờ tiêm phòng hoặc nhiễm bệnh trước đó. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, vì sự kết hợp của các lý do sinh học và xã hội, việc tiêm phòng đơn thuần không có khả năng đạt được miễn dịch đàn đối với COVID-19 và chứa đầy đủ Coronavirus.
Trên thực tế, chỉ riêng việc tiêm vắc xin có thể mất nhiều thời gian để diệt trừ bất kỳ dịch bệnh nào. Ngay cả những bệnh gần như đã được "xóa bỏ" chẳng hạn như thủy đậu, sởi và ho gà cũng có thể bùng phát trở lại với khả năng miễn dịch suy yếu và tỷ lệ vắc-xin giảm.
Đợt bùng phát bệnh gần đây tại Mỹ, cho thấy những người được tiêm chủng không chỉ có thể tái nhiễm bệnh mà họ còn có thể lan truyền Coronavirus cho những người tiếp xúc gần. Một đợt bùng phát tương tự tại sân bay Singapore, ngay cả trong số những người được tiêm chủng đầy đủ, các biến thể mới và dễ lây nhiễm hơn vẫn có thể lây lan nhanh chóng.
Các hướng dẫn của CDC về việc đeo khẩu trang nhằm trấn an những người được tiêm chủng rằng họ an toàn khỏi bệnh nghiêm trọng. Nhưng đối với những người chưa được tiêm chủng và những người tiếp xúc với họ, thì điều này vẫn chưa khả quan. Cho đến khi đạt được khả năng miễn dịch gần như tuyệt đối với COVID-19 và tích lũy được bằng chứng rõ ràng rằng từ những người được tiêm chủng không lây lan vi rút, tôi và nhiều nhà dịch tễ học tin rằng tốt hơn hết là nên tránh những tình huống có khả năng bị nhiễm bệnh. Tiêm phòng cùng với việc tiếp tục đeo khẩu trang và tránh những nơi đông người vẫn là một cách hiệu quả để giữ an toàn.